27/5/19

Iran thoát nguy cơ chiến tranh nếu có căn cứ Nga?

Trước nguy cơ bị Mỹ tấn công phủ đầu thì có lẽ giới chức lãnh đạo Iran đang rất tiếc nuối vì đã từ chối cho Nga lập căn cứ quân sự.

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 của Không quân Nga
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 của Không quân Nga

Vào tháng 9/2018, Quân đội Nga đã đề nghị cho phép họ được sử dụng căn cứ không quân Noyeh nằm ở phía Tây Bắc Iran dưới vai trò như một sân bay dã chiến phục vụ cho các hoạt động quân sự diễn ra trên lãnh thổ Syria.

Trước đó vào tháng 4/2018, Không quân Nga đã từng sử dụng căn cứ này để tiếp dầu cho các máy bay ném bom tầm xa trong cuộc không kích chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Đông Syria.

Việc Moskva muốn sử dụng căn cứ không quân trên đất Iran được cho là nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện tấn công chiến lược tầm xa của mình khi họ nhận ra nguy cơ căn cứ Hmeimim sẽ ngày càng phải hứng chịu nhiều vụ tập kích từ phiến quân.

Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, trong đó quan trọng nhất là m.âu th.uẫn một số quyền lợi tại mảnh đất Syria mà Iran đã từ chối lời đề nghị trên của Nga.

Theo nhiều nhà quan sát, có lẽ vào thời điểm hiện tại chính quyền Iran đang rất tiếc nuối quyết định trong quá khứ của mình, bởi khi có một căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ thì cũng đồng nghĩa với việc bản thân Tehran sẽ được đảm bảo an ninh tốt hơn.

Trong trường hợp Mỹ và liên quân muốn thực hiện đòn đ.ánh phủ đầu nhằm vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Iran thì chắc chắn họ sẽ phải tính đến phản ứng của Nga, đồng thời đề phòng việc Moskva sẽ âm thầm giúp sức đồng minh.

Iran đã từ chối cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân trên lãnh thổ của mình

Ngoài việc gây sức ép về mặt quân sự hay chính trị, nếu Tehran để cho Moskva lập căn cứ trên lãnh thổ của mình thì họ còn được hưởng lợi rất nhiều nhờ những tổ hợp tên lửa phòng không mà chắc chắn Nga sẽ triển khai tại đây.

Thậm chí không loại trừ khả năng Nga sẽ âm thầm chuyển giao cho đồng minh một số hệ thống tên lửa phòng không S-400, Pantsir-S1 hay tiêm kích Su-30SM tối tân trong trường hợp nước chủ nhà phải đối diện nguy cơ bị tập kích đường không.

» Tướng Haftar bác bỏ thẳng thừng đề nghị ngừng bắn ở Libya
» Nhà kinh tế Gitanas Nauseda đắc cử tổng thống Litva

Related Posts: