Sự thành công của bạn không chỉ phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn mà đôi khi kỹ năng giao tiếp khéo léo cũng là bước đệm giúp bạn thành công trong cuộc sống.
ảnh minh họa
Một số bí quyết giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình:
Hãy lắng nghe rồi mới đánh giá
Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe.
Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được
Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn.
Niềm tin được xậy dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau
Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn.
Thông tin truyền tải phải đơn giản và dễ hiểu
Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp.
Tiếp thu phản hồi
Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm.
Cấp bậc trong giao tiếp
Bạn cũng nên lưu ý thêm yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng giao tiếp. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng: nếu nói chuyện với cấp trên, bạn nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng nghe/ghi chép những nhận xét của cấp trên. Còn nếu bạn nói chuyện với cấp dưới, luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và đừng quên hỏi nhân viên cấp dưới xem họ suy nghĩ gì hoặc phản hồi như thế nào về vần đề đó.
Dưới đây là 14 thói quen mà những người thành công trong lĩnh vực giao tiếp xã hội. Bạn nên học tập để nâng cao kĩ năng của mình.
1. Luôn tỏa sáng với một tinh thần và thái độ sống tích cực. Quan trọng hơn, thái độ sống tích cực đó cần được mọi người nhìn thấy và truyền cảm hứng cho những người đối diện.
2. Luôn nói chuyện một cách cẩn trọng với một tông giọng thân thiện. Người giao tiếp giỏi nhất là người nói chuyện một cách tự tin và khoan thai, thong thả. Cách nói chuyện này khiến họ trở thành người rất dễ chịu.
3. Chú ý đến người đối diện khi đang giao tiếp. Họ sử dụng cuộc nói chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác chứ không phải là cơ hội để nâng cao bản thân. "Nên nhớ rằng việc đề cao bản thân có thể làm thỏa mãn cái tôi của bạn nhưng không phải là cách bạn hấp dẫn mọi người hay để kết bạn" - Hill nói.
4. Giữ vững sự điềm tĩnh của mình trong mọi tình huống. Một phản ứng mạnh mẽ với bất cứ điều gì, dù tiêu cực hay tích cực đều để lại một ấn tượng không tốt với mọi người. "Hãy nhớ sự im lặng có thể được nhiều hơn là lời nói giận dữ của bạn".
5. Kiên nhẫn. Hãy nhớ rằng: thời gian, lời nói, hành vi được tôi luyện trong sự "Nhẫn" sẽ đem lại cho bạn những cơ hội lớn hơn những người thiếu kiên nhẫn
6. Cởi mở. Những người chỉ thích "đóng cửa" với những ý tưởng cố định và chỉ thích kết nối với những người giống mình, thì họ không chỉ đang bỏ lỡ cơ hội phát triển cá nhân mà còn là cơ hội thúc đẩy nghề nghiệp
7. Luôn cười khi nói chuyện với người khác. Tài sản lớn nhất của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt’s là "nụ cười triệu đô" của ông. Mỗi cuộc nói chuyện của ông với mọi người trở nên dễ chịu và ấn tượng hơn nhờ nụ cười thân thiện này.
8. Họ biết không phải tất cả mọi suy nghĩ đều cần phải được thể hiện. Ngay cả khi có những suy nghĩ là đúng nhưng họ cũng không thể hiện nếu nó xúc phạm hoặc làm tổn thương giá trị của người khác.
9. Không trì hoãn. Trì hoãn giao tiếp chỉ khiến mọi người nghĩ bạn sợ hành động, và "những người thành công không làm điều đó" - Hill nói.
10. Làm ít nhất một việc tốt mỗi ngày. Người giao tế giỏi nhất là người luôn giúp người khác mà không kỳ vọng mình được trả ơn.
11.Tìm bài học trong thất bại. Mọi người ngưỡng mộ những người biết đứng dậy từ thất bại chứ không phải cứ đắm chìm trong đó.
12. Họ hành xử với người đang nói chuyện với họ cứ như người đó là người quan trọng nhất thế gian.
Người khéo léo biết sử dụng những cuộc trò chuyện như một cơ hội để học hỏi người khác và tạo điều kiện cho đối phương có thời gian để .
13. Họ biết cách ca ngợi người khác đúng lúc, đúng chỗ; không ca ngợi quá mức khiến lời khen trở nên giả tạo, sáo rỗng. Họ ca ngợi người khác một cách chân chính mà không bị quá nhiều.
14. Luôn có một người nào đó mà họ tin tưởng luôn chỉ ra sai sót. Những người thành công không giả vờ đáng yêu; họ đáng yêu bởi vì họ biết quan tâm đến tư cách đạo đức và danh tiếng, lòng tự trọng của mình. Bên họ luôn có một người tâm giao thành thật với họ để có thể , góp ý và thay đổi theo hướng tiến bộ
» Chúc mừng 3 con giáp tình đầy tim, tiền đầy túi, cuộc đời như mơ trong năm 2019
» Đặc điểm nhận biết một phụ nữ may mắn, cả đời được hưởng phúc