20/7/21

Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021

Sáng 20-7, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. Đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát năm 2021
Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ nửa đầu năm 2021 ước đạt 8,71 tỷ USD, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2020; xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về những kết quả này trong bối cảnh dịch COVID-19 đã và đang gây ra không ít khó khăn cho giao thương toàn cầu, thưa ông?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Đây là con số tăng trưởng rất ấn tượng trong nửa đầu năm nay. Các doanh nghiệp ngành gỗ đã tận dụng rất tốt những cơ hội từ thị trường để bứt phá tăng trưởng tốt. Từ việc xác định nhu cầu của thị trường tăng cao, các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản đến đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, các hình thức thương mại điện tử để quảng bá và bán sản phẩm trên nền tảng trực tuyến cũng như qua các trang mạng xã hội… đã giúp ngành gỗ tận dụng được rất nhiều cơ hội trong thời gian vừa qua.

Các yếu tố giúp ngành gỗ đạt con số xuất khẩu ấn tượng là gì, thưa ông?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Thời gian qua, dù kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có rất nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành đã hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, ngành gỗ nói riêng có sự ổn định sản xuất, chế biến, tiêu thụ và đặc biệt là xuất khẩu.

Thứ hai, thị trường đồ gỗ thế giới rất lớn, thị phần của Việt Nam cũng chỉ mới chiếm 6-7% nên còn rất nhiều dư địa để phát triển. Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam rất cố gắng, có sự sáng tạo, chủ động tìm kiếm mặt hàng, đổi mới phương thức bán hàng.

Nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay đã bắt đầu dần ổn định. Tỉ trọng nguồn nguyên liệu trong nước đóng góp vào trị giá xuất khẩu từng bước được nâng lên. Các doanh nghiệp cũng từng bước tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua.

6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường EU rất ấn tượng, tăng trưởng trên 54% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2019, 2020, thị trường EU không có sự tăng trưởng cao, có những thời điểm còn tăng trưởng âm. Tuy nhiên, qua số liệu 6 tháng đầu năm nay, đã có sự tăng trưởng vượt bậc với giá trị ấn tượng. Một trong những nguyên nhân là Việt Nam đã tận dụng tốt Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA).

Ông đánh giá như thế nào về khả năng quản trị, đầu tư và cơ cấu mô hình hoạt động của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trước sự thay đổi của thị trường thế giới do bị tác động của đại dịch COVID-19?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngành gỗ đã được quan tâm và đổi mới rất nhiều. Các doanh nghiệp cũng rất sáng tạo trong chuyển đổi mô hình, tái cơ cấu hoạt động; thiết lập được những kênh bán hàng rất mới.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao 2 con số, Việt Nam liên tục nằm trong top đầu thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Định hướng xuất khẩu của ngành chế biến lâm sản thời gian tới là làm sao gia tăng giá trị thặng dư dựa trên nền tảng thiết kế thương hiệu sản phẩm thay vì chỉ là giá trị sản xuất hiện nay.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng hướng tới mục tiêu xuất khẩu khoảng trên 15 tỷ USD trong năm nay, thời gian tới Tổng cục Lâm nghiệp những giải pháp nào để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành gỗ trong nước tìm kiếm được cơ hội xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động?

Ông Bùi Chính Nghĩa: Tổng cục Lâm nghiệp đang được giao xây dựng nghị định về một số cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp. Trong đó, có xác định một số cơ chế, chính sách cho ngành chế biến gỗ.

Chúng tôi cũng đang xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ hiệu quả, bền vững trong giai đoạn 2021-2030, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2021.

Ngoài ra, Tổng cục sẽ tiếp tục nắm bắt hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để kịp thời, tham mưu Bộ, báo cáo Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ cũng như các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua.

Chúng tôi thấy rằng, quá trình kết nối mở cửa thị trường là yếu tố rất quan trọng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đứng ở vai trò các cơ quan nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đàm phán với các quốc gia là những thị trường tiềm năng, ký kết được những biên bản ghi nhớ, hợp tác trong các hoạt động chế biến và thương mại lâm sản.

Nội dung cuối cùng là sẽ tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với các Hiệp hội triển khai tốt các hoạt động về xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, từng bước đưa sản phẩm sang nhiều quốc gia hơn.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tin:

Adblock test (Why?)

Related Posts:

  • TNGT 5 ngày tết 118 người chết, Phó thủ tướng gửi công điện"Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn cho nhân dân quay lại các thành phố" - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia trong công điện vừa gửi các Bộ ngành thành viê… Read More
  • Kẹt xe nặng nề tuyến đường du lịch Cao Văn LầuSáng 31-1 (mùng 4 Tết) tuyến đường du lịch Cao Văn Lầu (phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. ảnh minh họa Hàng ngàn người từ các tỉnh, thành trong cả nước và trong tỉnh … Read More
  • Tân Sơn Nhất tấp nập khách mùng 3 TếtHành khách đến ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM xếp thành nhiều hàng dài trước các quầy làm thủ tục để di chuyển trong ngày mùng 3 Tết. ảnh minh họa Chiều 30-1 (tức mùng 3 Tết), ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất… Read More
  • ​Phó thủ tướng Trương Hòa Bình gặp mặt cựu tù đầu xuânSáng mùng 4 Tết (31-1), Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng dự họp mặt đầu xuân Đinh Dậu với 150 cán bộ, chiến sĩ từng bị địch bắt tù đày tại Bảo tàng chứng tích chiến tra… Read More
  • Cháy rừng do nghi hóa vàng trên núiKhoảng 3ha rừng trên núi Một thuộc huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng bị lửa thiêu rụi trong chiều 30-1 (mùng 3 tết) nghi do người dân viếng mộ đầu năm, hóa vàng mã ngay trên núi gây nên. ảnh minh họa Đêm 30-1, một lãnh đạo hu… Read More