13/11/20

Trung Quốc có chiến lược phát triển mới

Trung Quốc mới đây đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và đặt mục tiêu dài hạn tới năm 2035 trở thành siêu cường xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, theo Tân Hoa Xã.
Một nút giao thông nhiều tầng ở thành phố Thượng Hải Ảnh: Thái An

Trung Quốc sẽ thực hiện các chiến lược phát triển mới có nội dung đặc biệt chú trọng phát triển thị trường trong nước và tự đổi mới sáng tạo trong 5-15 năm tới. Theo giới quan sát, lý do là Trung Quốc xác định sẽ tiếp tục bị Mỹ và đồng minh, đối tác bao vây, kiềm chế về kinh tế, công nghệ; đại dịch toàn cầu COVID-19 kéo dài; căng thẳng địa chính trị và thương mại vẫn gia tăng, nên phải dựa vào thị trường rộng lớn trong nước để duy trì sự ổn định về kinh tế-xã hội và phải tự nghiên cứu và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, giảm giá thành, cạnh tranh với thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đưa ra mô hình kinh tế mới có tên là “lưu thông kép”. Cụ thể, một mặt kíc‌h thí‌ch nhu cầu trong nước, tăng sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước nhiều hơn; mặt khác, phát triển các điều kiện để thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tăng sản xuất để xuất khẩu. Cuối cùng là phát triển một nền kinh tế được thúc đẩy bởi nhu cầu và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc hiện có hơn 400 triệu người có thu nhập trung bình và sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới trong những năm tới, các chuyên gia nhận định.

Trung Quốc cũng sẽ áp dụng chiến lược quốc gia cốt lõi thúc đẩy bởi đổi mới sáng tạo, trong đó nỗ lực tạo ra những bước đột phá trong các công nghệ cốt lõi. Đổi mới sáng tạo được tôn lên giữ vị trí cốt lõi trong quá trình hiện đại hóa và tự lực về công nghệ. Đổi mới sáng tạo sẽ được coi là lực lượng hỗ trợ chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc.

Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc kết luận, nước này vẫn đang trong giai đoạn phát triển chiến lược quan trọng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ không đặt mục tiêu về tăng trưởng GDP hằng năm như các kế hoạch trước đó, nhưng ước tính GDP năm 2035 sẽ gấp đôi hiện nay và GDP theo đầu người cũng tăng gấp đôi (10.000 USD), tương đương tăng trưởng GDP thực tế hằng năm khoảng 3,5% (kế hoạch 5 năm lần thứ 13 là 6,5%/năm).

Ngoài kinh tế, Trung Quốc cũng sẽ chú trọng các vấn đề khác như an ninh, công bằng xã hội, giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường. Một số mục tiêu giai đoạn 2021-2024 bao gồm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng tốc chiến lược “lưu thông kép”, hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, xây dựng nền văn minh sinh thái, tăng cường vai trò của chính phủ, cải thiện hệ thống quản trị quốc gia, duy trì sự ổn định và thịnh vượng ở Hong Kong, Macao, thúc đẩy phát triển hòa bình với Đài Loan… Tầm nhìn đến 2035 bao gồm đạt bước đột phá trong công nghệ cốt lõi, tiên phong thế giới về đổi mới sáng tạo, GDP theo đầu người đạt mức của nước phát triển trung bình…

Let's block ads! (Why?)

Related Posts:

  • Bình Thuận: Thận trọng trong khai thác, chế biến titanBình Thuận đang có những bước đi thận trọng để khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm quặng titan, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài, phát triển ngành bền vững. Cần những nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính, công ngh… Read More
  • Phát triển hạ tầng vùng biên để hỗ trợ xuất khẩuKhu trung chuyển hàng hóa tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho kết nối giao thương giữa nước ta với Trung Quốc và các nước ASEAN. ảnh minh họa Khu trung chuyển hàng hóa có diện tích gần 150ha … Read More
  • Ninh Thuận công bố 12 sản phẩm đặc thù địa phươngTỉnh Ninh Thuận đã công bố quyết định công nhận 12 sản phẩm đặc thù của địa phương giai đoạn 2018-2020 gồm các sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi, sản phẩm các làng nghề. Nho là một trong 12 sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận… Read More
  • Mỹ - Trung quyết định ngừng tăng thuếTrong cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc và Mỹ đã thống nhất ngừng tăng các mức thuế mới sau ngày 1/1/2019. ảnh minh họa » G20 đạt tuyên bố chung đầy khó khăn, Mỹ cô độc về biến đổi k… Read More
  • Xuất khẩu tiêu, cà phê chưa hết lo trong năm 2019Năm 2018, xuất khẩu cà phê, tiêu chưa đạt được so với kỳ vọng khi giá cả và kim ngạch đều giảm so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng cung vượt quá cầu. Giá cà phê thời gian tới khó khởi sắc. Ảnh: I.T. Xuất khẩu cà… Read More