Chuối là trái cây có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên chúng cũng có thể gây hại sức khỏe nếu ăn không đúng cách.
ảnh minh họa
Ai không nên ăn nhiều chuối?
Người tim mạch. Đối với bệnh nhân tim mạch, thường phải sử dụng một loại thuốc chẹn bê ta làm cho hàm lượng kali trong máu tăng. Nếu bổ sung thêm các loại thực phẩm kali cao như chuối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Người bị thận. Ăn quá nhiều chuối có chứa kali có thể gây hại cho những người bị tổn thương thận. Bởi nếu thận không thể làm việc tốt để loại bỏ kali dư thừa trong máu, nó có thể gây tử vong ở người bệnh.
Người bị đau đầu. bệnh nhân bị đau đầu cần hạn chế ăn chuối bởi các axit amin trong chuối làm giãn các mạch máu, chuối chín có chứa nhiều các axit amin hơn chuối xanh. Ngoài ra một “tác hại” được tìm thấy trên chuối là nó có thể gây buồn ngủ khi ăn quá nhiều do có chất tryptophan. Magiê có nhiều trong chuối có tác dụng giãn các cơ bắp nhưng nó lại trở thành phản tác dụng nếu đang mệt mỏi.
Người bị sâu răng. Loại quả này có thể dẫn đến sâu răng bởi trong chuối có hàm lượng đường tương đối cao, nếu ăn không đúng lúc. Cần nhớ rằng chuối không có đủ chất béo hay protein để làm thực phẩm chính trong bữa ăn thậm chí là một bữa ăn nhẹ.
Người thừa cân, béo phì. Chuối chứa nhiều đường, giàu calo. Tiêu thụ hơn 2 quả chuối thì có nghĩa bạn nạp hơn 300 calo/lần. Do đó tốt hơn là chỉ nên ăn 2 quả chuối, nếu bạn không ăn trái cây nào khác trong ngày, do đó người muốn giảm cân, người thừa cân, béo phì không nên ăn quá nhiều.
Người mắc bệnh tiểu đường. Người đang mắc bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không nên ăn chuối chín vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Không nên ăn chuối cùng thực phẩm nào?
Khoai tây. Thành phần trong khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng nếu kết hợp cùng lượng carbohydrate trong chuối có thể gây mất kiểm soát tinh bột, tích trữ nhiều năng lượng cho cơ thể, gây thừa cân…
Dưa hấu. Dưa hấu chứa nhiều nước và dưỡng chất giúp hạ huyết áp, giảm kháng insulin, giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả. Nhưng chính vì loại chất khoáng kali dồi dào trong dưa hấu kết hợp cùng lượng kali trong chuối có nguy cơ gây suy thận.
Khoai sọ. Khoai sọ chứa lượng lớn tinh bột, có khả năng giải nhiệt, ngừa suy nhược cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận, ngừa hiện tượng táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta không nên kết hợp sử dụng cùng lúc khoai sọ với chuối vì có thể gây chướng bụng, đau dạ dày…
Khoai lang. Khoai lang chứa các chất dinh dưỡng này, chúng ta cần lưu ý đến thành phần kali dồi dào trong khoai lang với kali trong chuối có thể khiến người ăn khó tiêu và chướng bụng.
Sữa chua. Với người có dạ dày yếu, nhạy cảm khi chúng ta dùng sữa chua, món này thường được bảo quản lạnh nếu kết hợp ăn cùng quả chuối dễ gây đau bụng và đi ngoài.
Ăn chuối đúng cách
Không ăn quá nhiều chuối. Không ăn quá nhiều chuối chín để tránh không tốt cho sức khỏe bởi chuối chín có lượng tyramine cao hơn dễ dẫn tới đau đầu. Vì vậy, muốn ăn chuối tốt cho sức khỏe thì không nên ăn quá nhiều chuối chín trong cùng một thời điểm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ăn 3 quả chuối mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp đủ kali cho cơ thể, làm giảm nguy cơ đông máu trong não và đột quỵ.
Không ăn khi đói. Chuối sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khi bạn ăn chúng sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng.
Ngược lại, nếu dùng chuối làm thức ăn khi đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
Không nên ăn chuối khi còn xanh. Một nghiên cứu gần đây của Nhật Bản đã tìm thấy sự thật rất thú vị về chuối, đó là chất oxy hóa và chất chống ung thư có trong chuối chín. Nghiên cứu cho thấy các đốm xuất hiện càng nhiều và càng đen chừng nào thì khả năng chống ung thư càng cao. Vì vậy, bạn nên ăn chuối khi đã chín.