13/7/19

Học nghề - xu hướng mới của lao động trẻ

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có hơn 886 nghìn thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, trong đó 279 nghìn thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, chiếm khoảng 27,8%, có thể trong số này sẽ có nhiều em lựa chọn học nghề . Đây được xem là xu hướng mới mà lao động trẻ mong muốn được tiếp cận sớm hơn với thị trường lao động.

Nghề Hàn học xong có việc làm ngay
Nghề Hàn học xong có việc làm ngay

Đáng chú ý, tại tỉnh Lai Châu, tỷ lệ đăng ký dự thi chỉ xét tốt nghiệp THPT lên tới hơn 70%, một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai tỷ lệ này cũng ở mức trên 50%… Tại một số tỉnh, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT học tiếp lên ĐH, CĐ chỉ chiếm khoảng 40%, số còn lại đi làm hoặc tham gia học nghề. Đây được xem là tỷ lệ học sinh THPT dự thi để xét công nhận tốt nghiệp cao nhất trong những năm trở lại đây.

Đánh giá về thực tế này, ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho rằng, các em chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp THPT nhưng không đăng ký thi ĐH là một xu hướng khá mới trong vài năm trở lại đây. Xu hướng này phản ánh thị trường lao động đang tạo ra nhiều nhiều hơn những cơ hội việc làm cho NLĐ, đặc biệt là lao động trẻ. “Tất nhiên, không phải NLĐ phải có bằng tốt nghiệp THPT thì mới có việc làm, nhưng đây cũng không phải là một xu hướng tích cực, mà chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt. Về lâu dài, trong thị trường lao động mới, NLĐ rất cần phải có trình độ và kiến thức, kỹ năng, vì vậy các em cần phải qua đào tạo một cách bài bản, dù ở một trình độ nào”, ông Trương Anh Dũng khuyến cáo.

Thực tế trong những năm qua, sau các kỳ thi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề, các doanh nghiệp tham gia tuyển dụng ngay tại trường rất đông. Có những ngành nghề, học sinh sinh viêncòn chưa học xong, doanh nghiệp đã đến đặt vấn đề tuyển dụng. Tại những buổi lễ tốt nghiệp, thường có từ 80 - 90% học sinh sinh viên được tuyển dụng ngay. Thậm chí, doanh nghiệp đến chậm còn không tuyển được lao động theo yêu cầu. Đây cũng là xu hướng có được dựa trên những chính sách về hướng nghiệp, phân luồng của Nhà nước qua đã phát huy hiệu quả. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ GD&ĐT và các địa phương, tập trung tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh THPT, THCS để các em có thêm những thông tin bổ ích trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp tương lai của mình, mà không chỉ vào ĐH mới là con đường duy nhất.

Hệ thống GDNN đã được Nhà nước đầu tư khá mạnh mẽ, các điều kiện bảo đảm chất lượng được nâng lên, chất lượng và hiệu quả của các trường nghề đã có khởi sắc rõ nét. Trong 2 năm vừa qua, tuyển sinh GDNN luôn đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. 6 tháng đầu năm 2019, hệ thống GDNN đã tuyển sinh học nghề khoảng 1.081 nghìn người, đạt 48% kế hoạch; trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 112 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 969 nghìn người. Cũng trong 6 tháng đầu năm, có khoảng 200 nghìn lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số... được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Theo ông Trương Anh Dũng, năm 2018, có tới 85% học sinh, sinh viên hệ thống GDNN ra trường có việc làm, thu nhập ổn định từ 6 triệu đồng/tháng trở lên. Thực tế trên cho thấy, nhu cầu của thị trường về lực lượng lao động có tay nghề đã tăng lên. Nhiều doanh nghiệp rất khan hiếm và khó tuyển dụng lao động có kỹ năng, tay nghề. Đây là một lực hút hấp dẫn đối với lao động trẻ tham gia vào GDNN trước khi bước vào thị trường lao động.

Trong thời gian tới, hệ thống GDNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt những trường trung cấp, cao đẳng ở vùng khó khăn, công tác tuyển sinh còn nhiều hạn chế. Triển khai Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030, ngành đã tích cực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi cuộc CMCN 4.0; hoàn thành các thủ tục triển khai đào tạo thí điểm theo các chương trình chuyển giao từ CHLB Đức; rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN;…đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền tuyển sinh GDNN. Tăng cường tổ chức các hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp, việc làm bền vững năm 2019, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

» Cà Mau: Một thí sinh điểm 0 môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019
» Sẵn sàng cho công bố điểm thi THPT quốc gia

Related Posts:

  • Thượng úy giao thông bị xe container hất văng đang rất nguy kịchCông an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tiến hành bắt khẩn cấp tài xế Lưu Văn Châu (SN 1991, trú ở thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) do hất văng thượng úy Đức xuống đường khiến cảnh sát giao thông này nguy kịch. Thư… Read More
  • Muôn kiểu học hèTrên mạng xã hội, khi chưa đến hè đã tràn ngập những thông tin trại hè, lớp học hè, học thêm hè… với các chương trình được xây dựng muôn hoa đua nở. ảnh minh họa Nào là trại hè kỹ năng sống, trại hè tiếng Anh, trại hè nghệ … Read More
  • Nhóm trộm tài sản “cõng” một lúc 4 tội danhVới 4 tội danh bị truy tố, Lô Văn Minh bị tuyên tổng hình phạt 11 năm 6 tháng tù giam. Các bị cáo tại phiên tòa (bị cáo Minh thứ 2 từ phải sang) Ngày 30/6, TAND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) mở phiên toà hình sự xét xử Lô Văn Min… Read More
  • Nhiều lựa chọn học nghề cho học sinh tốt nghiệp THCSVừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của hơn 100 trường THPT công lập. Năm nay, Hà Nội có hơn 76.000 thí sinh thi vào lớp 10, trong đó các trường công lập tuyển gần 51.000 chỉ tiêu học sinh. ảnh min… Read More
  • Chạy ngược chiều trên cầu, 2 thanh niên tông xe tải thiệt mạngChạy ngược chiều, xe máy của hai thanh niên mất lái tông trực diện ô tô bán tải khiến hai người tử vong. Hiện trường vụ tai nạn Vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng ngày 1/7, trên cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh thuộc địa bàn phường 22… Read More