6/6/19

Thêm động lực mới cho xuất khẩu thủy sản

Trong quý II/2019 và các tháng tới, xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ khởi sắc hơn sau thời gian ảm đạm từ đầu năm tới nay.

Xuất khẩu thủy sản được dự báo có nhiều khởi sắc trong các tháng tới
Xuất khẩu thủy sản được dự báo có nhiều khởi sắc trong các tháng tới

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản cả nước trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 2,42 tỷ USD, giảm nhẹ 0,9% so với cùng kỳ. Hiện tại Nhật Bản là thị trường đứng đầu về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam với tỷ lệ chiếm 17%, kế đến là Mỹ chiếm 15,9%, EU chiếm 15,6%, Trung Quốc chiếm 11%...

Thống kê cũng cho thấy, bên cạnh tăng trưởng ở một số thị trường như Ukraine tăng 116,5%, đạt 7,11 triệu USD; Iraq tăng 26%, đạt 3,7 triệu USD; Mexico tăng 31,5%, đạt 46,9 triệu USD thì xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường đều sụt giảm mạnh, trong đó phải kể tới Saudi Arabia (giảm 98,7%), Pakistan (giảm 80%), CH Séc (giảm 42,7%)…

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - cho biết, xuất khẩu trong các tháng đầu năm nay có sự sụt giảm do rào cản thương mại, chống bán phá giá tôm - cá tra từ thị trường Mỹ, chính sách kiểm soát chặt đường biên mậu của Trung Quốc, hay những yêu cầu ngày càng khắt khe từ chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng thế giới…

Dù vậy, ông Hòe cho rằng, trong quý II và các tháng tới xuất khẩu có thể sẽ có khởi sắc hơn. Lý do, tại các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU hay Trung Quốc thì mặt hàng thủy sản của Việt Nam đều có lợi thế nhất định. Đơn cử là Trung Quốc - một thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam vừa công bố phê duyệt 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào nước này được miễn thuế nhập khẩu với mức thuế cơ bản là 0% theo khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. “Lâu nay doanh nghiệp (DN) vẫn làm ăn với Trung Quốc rồi nhưng công bố này sẽ là cơ sở tạo niềm tin vững hơn để DN mạnh dạn đưa hàng đi chính ngạch, giảm rủi ro trong thanh toán”, ông Hòe khẳng định.

Tại thị trường Mỹ, việc Bộ Thương mại nước này công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đợt POR13 cho tôm Việt Nam trong giai đoạn 01/02/2017 đến ngày 31/01/2018 là 0% cũng là một động lực lớn cho DN đàm phán hợp đồng, thương thảo theo hướng có lợi hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, các thị trường nội khối CPTPP như Nhật Bản, Canada… được dự báo sẽ tăng kim ngạch mạnh bởi hiệp định này đã có hiệu lực từ đầu năm nay.

Bà Nguyễn Thị Ánh - Giám đốc Công ty Thủy sản Sông Tiền (SOTICO) - cho biết, năm 2019, SOTICO vẫn xuất hàng đều đặn đi châu Âu và Trung Quốc với khoảng chục container cá tra đông lạnh mỗi tháng. Đặc biệt với Trung Quốc nếu như trước đây chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch thì gần đây SOTICO đã đàm phán với đối tác nước này ký hợp đồng chính ngạch nhằm tránh bị ép giá và có kế hoạch sản xuất.

Đại diện Nhà máy thủy sản CP Bến Tre cho hay, trong năm nay sản lượng cá tra đông lạnh của nhà máy này xuất đi Nhật dự kiến cũng tăng 50% do đối tác nhập khẩu đặt hàng tăng hơn. Tuy nhiên, để làm ăn lâu dài với Nhật Bản nhà máy này đã phải cải thiện rất quyết liệt những quy trình nuôi trồng, chế biến và đóng gói theo đúng yêu cầu của đối tác.

Theo ông Trương Đình Hòe, cùng với những tín hiệu lạc quan, ngành thủy sản đang tập trung các giải pháp cho từng ngành hàng và thị trường để đạt mục tiêu đề ra trong năm nay. Chẳng hạn với thị trường, VASEP x.á.c định năm 2019 là năm cho thị trường châu Âu do đó sẽ tổ chức truyền thông quảng bá hình ảnh cá tra cũng như khuyến cáo DN sản xuất theo đúng các quy chuẩn của thị trường này. Còn với ngành hàng như tôm, VASEP khuyến cáo DN tiếp tục cải thiện các vấn đề chế biến, nâng tỷ lệ chế biến có giá trị gia tăng đáp ứng các chương trình của những thị trường khác nhau.

Xem Video: Xuất khẩu thuỷ sản ảnh hưởng từ biến động ngoại tệ

XEM VIDEO CLIP: gwfxZE0IjuA

» Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019
» Tăng lương từ 1/7, cán bộ, công chức có sống được bằng lương?

Related Posts:

  • Kịch bản nào cho kinh tế thế giớiNền kinh tế phục hồi nhanh như mô hình chữ V hay đi lên rồi lại đi xuống như chữ W, tuỳ vào việc phải kéo dài “cách ly xã hội“ bao lâu. Những con phố vắng trong khu người Hoa ở Manhattan. Ảnh:NYT '; var moxt… Read More
  • TP HCM: Nguồn cung nhà ở tiếp tục giảm mạnhTrong bối cảnh kinh tế toàn cầu lao dốc do đại dịc‌h Covid-19 và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý 1 năm 2020 chỉ hơn 50% so với cùng kì, thị trường bấ‌t độn‌g sả‌n (BĐS) cũng bị tác độn‌g mạnh mẽ. Nguồn cung nhà ở dự … Read More
  • Giá tôm hùm rẻ hơn thời ‘giải cứu’Giá các loại thủ‌y, hải sả‌n đồng loạt gi‌ảm từ 30%. Trong đó, tôm hùm baby loại 0,3-0,4 kg/con giá chỉ còn 269.000 đồng/con, gi‌ảm 20% so với thời điểm “gi‌ải cứ‌u” giữa tháng 2. Tôm hùm baby loại 4-5 con/kg. Ảnh: Văn Hư… Read More
  • Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực toàn cầu vì đại dịchLiên Hợp Quốc cảnh báo, thế giới có nguy cơ thiếu hụt lương thực nếu các nước không quản lý tốt cuộc khủng hoả‌ng do đại dịc‌h Covid-19 gây ra. ảnh minh họa '; var moxtv_show = true; console.log("load AdsenseVID MOX o… Read More
  • Địa ốc đối mặt với kịch bản màu xám vì Covid-19Đại dịc‌h thúc đẩ‌y bấ‌t độn‌g sả‌n chuyển đổi từ chu kỳ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng chậm và nhiều thá‌ch thứ‌c khá‌c. Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa '; var moxtv_show = true; console.log("load A… Read More