Hiện nay, có 6 cách đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu mà người dân có thể áp dụng.

Người nghèo tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ mức đóng
Luật BHXH quy định từ ngày 1-1-2018, người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỉ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Theo đó, các đối tượng thuộc diện hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 30%, hộ cận nghèo là 25% và các đối tượng khác là 10%. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm. Cụ thể, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng, được hỗ trợ 46.200 đồng đối với hộ nghèo, 38.500 đồng đối với hộ cận nghèo, 15.400 đồng đối với hộ còn lại.
Các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ 15 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nếu có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp cho đến khi đóng đủ 20 năm BHXH và đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí hằng tháng.
Căn cứ vào Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 tại điều 9 nghị định này thì hiện nay có 6 cách mà người dân có thể áp dụng đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu.
Đóng hằng tháng; đóng 3 tháng/lần; đóng 6 tháng/lần; đóng 12 tháng/lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần; đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức trên cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
» Các tỉnh miền núi phía bắc khắc phục hậu quả mưa, lũ
» Tài xế dừng xe cho sản phụ đẻ giữa đường