22/5/19

Thả lại môi trường tự nhiên động vật rừng còn sống, khỏe mạnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề xuất về xử lý động vật rừng là tang vật do nhân dân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

Thả lại môi trường tự nhiên động vật rừng còn sống, khỏe mạnh
ảnh minh họa

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước của Bộ NN&PTNT, biện pháp thả lại môi trường tự nhiên được áp dụng đối với động vật rừng còn sống, khỏe mạnh khi đáp ứng các điều kiện: có phương án xử lý thả lại động vật rừng về tự nhiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; x.á.c định được nơi có môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài cá thể động vật rừng đó; có biên bản của cơ quan thú y hoặc cơ quan chuyên môn có chức năng x.á.c nhận động vật rừng khỏe mạnh, có thể tái hòa nhập khi thả lại môi trường tự nhiên;

Đối với động vật rừng còn sống hoặc đã ch.ết, bộ phận c,ơ th.ể, dẫn xuất, sản phẩm động vật rừng được thực hiện chuyển giao cho các cơ sở nuôi bảo tồn, cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn khi đáp ứng điều kiện: Có phương án xử lý chuyển giao cho các cơ sở nuôi bảo tồn, cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; cơ sở tiếp nhận có chức năng, nhiệm vụ nuôi bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; cơ sở tiếp nhận có cơ sở vật chất phù hợp, an toàn để nuôi, chăm sóc đối với động vật rừng sống; có các điều kiện về bảo quản, chuyên môn đối với động vật rừng đã ch.ết, bộ phận c,ơ th.ể, dẫn xuất, sản phẩm động vật rừng.

Biện pháp tiêu hủy sẽ được áp dụng đối với động vật rừng bao gồm cá thể còn sống hay đã ch.ết, bộ phận c,ơ th.ể, dẫn xuất, sản phẩm động vật rừng mang mầm bệnh, bị hư hỏng gây ô nhiễm môi trường; thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật hoặc không xử lý được bằng các biện pháp quy định khác. Việc tiêu hủy phải đảm bản an toàn vệ sinh môi trường theo các quy định của pháp luật.

Dự thảo cũng nêu rõ, tang vật, vật chứng là động vật rừng còn sống phải tổ chức nuôi, chăm sóc đảm bảo an toàn, tránh rủi ro để động vật bị ch.ết, không để ô nhiễm môi trường, lây lan dị.ch bệnh. Tang vật, vật chứng là động vật rừng đã ch.ết hoặc bộ phận, sản phẩm động vật rừng cần bảo đảm giữ nguyên trạng thì áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại tang vật, vật chứng.

» Thảm họa của sinh vật ngoại lai với hệ sinh thái Việt Nam
» Sẽ lập hội đồng tìm chỗ ở mới cho cặp rắn hổ mây “khủng”

Related Posts:

  • Lợn có cơ bắp cuộn cuộn như lực sĩ ở CampuchiaCác nông dân Campuchia đang nhân giống lợn biến đổi gen có thân hình cơ bắp như lực sĩ. Lợn biến đổi gen có cơ bắp như lực sĩ ở Campuchia. Lợn có cơ bắp cuộn cuộn như lực sĩ ở Campuchia XEM VIDEO CLIP: Công ty Duroc Camb… Read More
  • Tàu vũ trụ thế hệ mới của ‘tỷ phú ngông’ Elon MuskSau tiết lộ tham vọng đưa con người lên Sao Hỏa, Elon Musk tiếp tục khiến giới công nghệ trầm trồ khi công bố dự án chế tạo tên lửa và tàu vũ trụ mới của mình. ảnh minh họa Phát biểu tại Hội nghị Phi hành gia Quốc tế tại Ade… Read More
  • Bé gái ảo giống hệt người thựcTrí tuệ nhân tạo của một công ty New Zealand cho cảm giác giống hệt như đang nói chuyện với trẻ nhỏ. Bé gái ảo giống hệt người thực  Baby X trả lời câu hỏi của người trước màn hình XEM VIDEO CLIP: Baby X, sản phẩm k… Read More
  • Có một ‘cánh đồng dung nham’ xanh ngát xanh như ở hành tinh khácTưởng chừng như đã chết đi trong cái nóng như thiêu như đốt của núi lửa, nhưng cánh đồng dung nham Eldraun giờ đây lại mang một vẻ đẹp yên tĩnh và thanh bình. Cảnh tượng yên bình như ở thế giới cổ tích. Rêu là một loài thực … Read More
  • Đèn thành phố và sấm chớp nhìn từ vũ trụPhi hành gia người Italy ghi lại cảnh tượng ánh đèn ban đêm và sấm chớp trên Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Ảnh minh hoạ). Ánh đèn thành phố và sấm chớp nhìn từ ngoài không gian XEM VIDEO CLIP: Phi hành gia Paolo Nesp… Read More