7/5/19

Nghi ngờ phơi nhiễm HIV cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y Tế): Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nghi ngờ phơi nhiễm HIV cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm
ảnh minh họa

Nghi ngờ nhiễm HIV nên làm gì?

Bạn tình cờ bị kim tiêm đâm vào tay chân khi đi dã ngoại, kim tiêm dưới ghế nệm công cộng, kim tiêm dính máu trong công viên hoặc vật sắc nhọn khi bị tấn công trên đường phố gây ra những vết thương... Rất nhiều người bị nạn hoang mang, lo lắng không biết phải xử lý thế nào, liệu mình có nguy cơ bị nhiễm HIV không?

Khi bị kim, vật sắc nhọn đâm nghi dính máu, người ấy xem như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có khả năng bị nhiễm HIV. Việc xử trí ban đầu là rất quan trọng và điều trị dự phòng phơi nhiễm cần tiến hành càng sớm càng tốt.

Làm gì với vết thương tại chỗ khi nghi ngờ bị phơi nhiễm?

Thông thường khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có dính máu của người nhiễm HIV, các nạn nhân có tâm lý sợ hãi nên cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử trí này hoàn toàn sai, việc nắn bóp vết đâm vô tình tạo ra thêm những tổn thương viêm, làm tăng khả năng virus xâm nhập vào cơ thể.

Cần bình tĩnh xử lý theo những bước sau:

1. Nhanh chóng lấy các dụng cụ sắc nhọn gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể (nếu có).

2. Rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương ngay mà để vết thương tự chảy trong thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.

3. Sau đó, rửa kỹ lại vết thương bằng xà phòng và nước sạch.

Hiểu đúng về tình trạng phơi nhiễm HIV là gì?

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y Tế): Phơi nhiễm với HIV (exposure) là tình huống có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Phơi nhiễm HIV được chia làm 2 loại là phơi nhiễm nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp (tại cộng đồng). Trong đó, các tình huống mà người dân hay gặp là phơi nhiễm ngoài nghề nghiệp, điển hình như trường hợp bị đâm vào kim tiêm, vật nhọn có nghi dính máu hoặc dịch của người mắc HIV, sử dụng chung bơm kim tiêm với người có mắc HIV...

Phơi nhiễm HIV là một tình trạng rất hay gặp trong cuộc sống thường ngày nhưng không phải cứ phơi nhiễm là sẽ bị mắc HIV. Tuy nhiên, vì nhiều người không trang bị kiến thức đầy đủ hoặc do tâm lý quá hoảng loạn nên đã khiến cho việc điều trị dự phòng diễn ra muộn, gây nên những hậu quả khó lường.

Cần làm gì khi bị đâm phải kim tiêm, vật nhọn hoặc dính máu nghi ngờ nhiễm HIV

Các tình huống phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp thường rất đa dạng với những nguy cơ khác nhau. Việc quan trọng nhất cần làm là nhanh chóng xử lý bởi càng để lâu thì hậu quả có thể sẽ càng nghiêm trọng.

1. Xử lý phơi nhiễm

- Với trường hợp bị bắn vào mắt, mũi, miệng, bề mặt da: nhanh chóng dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để ngâm mắt, xịt mũi, súc miệng trong vòng 5 phút. Nếu bề mặt da không có tổn thương thì chỉ cần rửa sạch, không chà xát mạnh. Quần áo bị dính máu hoặc dịch thì nên tiêu huỷ luôn.

- Nếu bị đâm hoặc giẫm phải kim tiêm, vật nhọn nghi dính máu HIV: bình tĩnh lấy vật gây tổn thương ra, rửa vết thương dưới vòi nước sạch. Tốt nhất, hãy để máu tự chảy ra, tuyệt đối không bóp, nặn cho máu chảy thêm. Sau đó, dùng xà bông rửa sạch rồi dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng rồi băng bó vết thương lại.

*Lưu ý: Khi đến cơ sở y tế, hãy thông báo rõ tình huống gặp phải và các bước sơ cứu của bạn cho y bác sĩ biết.

2. Đến bệnh viện/cơ sở y tế ngay lập tức để tiến hành xét nghiệm, điều trị dự phòng

Sau quy trình xử lý phơi nhiễm, trong vòng 24 giờ, chúng ta cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay lập tức để đánh giá về tình trạng nhiễm HIV và tiến hành các xét nghiệm, điều trị dự phòng bằng thuốc ARV trong trường hợp cần thiết. Quá trình này cơ bản sẽ diễn ra như sau:

- Đánh giá tình trạng nhiễm HIV; phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm; nguồn lây nhiễm.

- Tư vấn trước xét nghiệm HIV.

- Tiến hành các xét nghiệm ban đầu như: HIV, viêm gan vi rút B, C; xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai; ngoài ra có thể xét nghiệm tình trạng HIV của người gây phơi nhiễm nếu chưa biết tình trạng nhiễm HIV; tiến hành điều trị dự phòng bằng thuốc ARV nếu thấy cần thiết.

Tốt nhất điều trị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ đầu

Việc xử lý sau khi phơi nhiễm HIV cần diễn ra nhanh chóng bởi càng để lâu thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Để tránh khả năng dương tính với căn bệnh, tốt nhất nên điều trị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ đầu ngay sau khi có hành vi nguy cơ như bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm; vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu; bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào; máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng); quan hệ với người nhiễm HIV,…

» Nguyên nhân làm mắt cay xè, nhìn mờ
» Chàng trai 23 tuổi bất ngờ phải nhập viện vì căn bệnh thường gặp ở người già

Related Posts: