Hệ miễn dị.ch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu kém thời tiết nắng nóng rất dễ làm trẻ bị mắc bệnh. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ đúng cách trong mùa hè.

ảnh minh họa
Việc chăm sóc thích hợp, đặc biệt là vào những những lúc thời tiết quá nóng sẽ góp phần giúp trẻ thích nghi tốt hơn với thời tiết, cải thiện sức đề kháng và giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong suốt thời kỳ nắng nóng.
Dưới đây là cách chăm sóc trẻ trong thời tiết nắng nóng:
Cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho trẻ
Trong thời gian này các mẹ cần cho con ăn chín, uống sôi, không sử dụng thức ăn ôi thiu, uống đủ nước, không ăn rau sống hay quả xanh, dùng nước sạch để sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ khi pha sữa hay chế biến thực phẩm cho trẻ.
Không để trẻ chơi đùa ngoài trời nắng quá lâu
Luôn trang bị cho con mũ hoặc nón vành rộng mỗi khi đi ra ngoài trời. Cung cấp đủ nước cho con uống khi ở trường và ở nhà.
Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì khoảng thời gian này có nhiều tia bức xạ nguy hại cho trẻ, khi cần đi ra nắng hay đi học nhắc trẻ phải đội mũ, nón rộng vành.
Đảm bảo môi trường sống cho trẻ
Việc giữ môi trường thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Thực hiện việc phát quang môi trường để loại bỏ những nơi nước đọng, ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.
Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân của con sạch sẽ, ra đường phải đeo khẩu trang, sử dụng nước nuối sinh lý (natri clorit 0.9%) để nhỏ vào mắt, mũi cho con. Các mẹ lưu ý là không quá 3 lần/ngày.
Trong mùa hè hay mỗi khi thời tiết oi bức các mẹ nên sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để tránh sự phát triển của côn trùng, ruồi, muỗi hay các vi sinh vật có hại khác.
Cho con uống nước đầy đủ tránh bị khô họng, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hòa.
Nên để một chậu nước trong phòng hoặc thường xuyên lau nhà bằng khăn ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng, điều này giúp cho trẻ trách được ngạt mũi, viêm họng, chóng mặt, đau đầu.
Chú ý đến nhiệt độ trong phòng
Khi sử dụng điều hòa không khí chúng ta nên để ở nhiệt độ từ 27-28 độ C, không nên để quá thấp và chênh lệch lớn với nhiệt độ bên ngoài. Không cho con chạy ra vào phòng liên tục vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
Không nên bật quạt to rồi để gần trẻ. Tùy theo lứa tuổi mà các mẹ bật quạt số to nhỏ khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh thì không nên để quạt quá gần, luôn để trên 2m trở lên và bật số nhỏ nhất. Lưu ý là không để quạt thốc thẳng vào mặt con.
Khi bật điều hòa mà muốn ra ngoài nên mở cửa từ từ rồi chờ 2-3 phút mới được đi ra khỏi phòng để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.
Lau mồ hôi thường xuyên
Giữ cho da bé sạch, lau mồ hôi thường xuyên: Đổ mồ hôi là một cách làm giảm nóng tự nhiên của cơ thể, vì vậy, nếu bé vẫn ăn, vẫn bú, vẫn chơi, vẫn sinh hoạt bình thường thì cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, chỉ cần lưu ý:
Lau mồ hôi thường xuyên cho bé, nếu quần áo bé đang mặc bị ướt mồ hôi thì cần thay quần áo khô.
Kiểm tra xem nơi bé đang chơi có có quá nóng, hoặc bí gió, kém thông thoáng không, nếu có thì cần tìm cách cải thiện hoặc chuyển bé đến nơi thoáng mát hơn.
Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết
Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết: khi ở nhà và cả khi ở trường, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lượng nước thiết yếu cho trẻ trong ngày vào khoảng 50 – 60ml tính trên mỗi kilogram thể trọng trong 24 giờ.
» Không nêm mắm muối vào đồ ăn của trẻ cho đến khi bé 2 tuổi
» Những việc mẹ không nên làm khi trẻ mọc rôm sảy