10/5/19

Bật mí chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp

Chế độ ăn uống hợp lý để góp phần điều chỉnh huyết áp, cần chú ý tới các yếu tố có liên quan đến huyết áp như: Natri, kali, calci, mỡ động vật, đường và chất xơ.

Bật mí chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp
ảnh minh họa

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp

Chế độ ăn uống hợp lý để góp phần điều chỉnh huyết áp, cần chú ý tới các yếu tố có liên quan đến huyết áp như: Natri, kali, calci, mỡ động vật, đường và chất xơ.

Natri: WHO khuyến cáo không ăn quá 2% muối trong thức ăn và 1% muối trong nước uống; hoặc không quá 5g muối/ngày. Trong thực đơn cần hạn chế các loại thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến công nghệ vì các thực phẩm này thường chứa nhiều muối.

Lipid: Đối với người bị tăng huyết áp, không nên thực hiện chế độ kiêng chất béo tuyệt đối mà nên có chế độ ăn giảm chất béo no (mỡ và bơ), sử dụng chất béo không no từ thực vật và cá. Không nên ăn quá 30g lipid/ngày.

Protein: Người tăng huyết áp không cần quá hạn chế thịt, cá mà nên sử dụng các loại thức ăn này một cách hợp lý. Ngoài ra, một số thực phẩm như các loại nấm, các loại đậu cũng là một nguồn cung cấp protein rất tốt cho cơ thể.

Carbohydrate: Cần ăn đủ theo nhu cầu lao động và sinh hoạt. Nếu chế độ ăn quá nhiều carbohydrate, cơ thể sẽ tự động dự trữ chất này tại các mô mỡ đưới dạng lipid, làm tăng lượng lipid trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Đối với người tăng huyết áp, nên dùng các hạt ngũ cốc thô. Nên hạn chế sử dụng đường và thức ăn chứa nhiều đường

Một số thực phẩm tốt cho bệnh huyết áp cao

Các loại rau xanh lá

Thường xuyên ăn các loại rau xanh lá như rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải búp… sẽ bổ sung lượng kali phong phú cho cơ thể, giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.

Việc bị cao huyết áp nên ăn gì dĩ nhiên bác sĩ chỉ là đưa ra lời khuyên, người thực hiện vẫn là bạn thôi. Nhưng rõ ràng tuân thủ những nguyên tắc ăn uống nhất định theo gợi ý của bác sĩ vẫn tốt hơn đúng không nào!

Việt quất

Việt quất rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.

Củ dền

Thành phần chính có trong củ dền chính là oxit nitric giúp mở các mạch m.á.u và giảm huyết áp. Các chuyên gia cũng nhận thấy chất nitrat trong nước ép củ dền làm giảm huyết áp của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 24 giờ.

Việc bị cao huyết áp nên ăn gì dĩ nhiên bác sĩ chỉ là đưa ra lời khuyên, người thực hiện vẫn là bạn thôi. Nhưng rõ ràng tuân thủ những nguyên tắc ăn uống nhất định theo gợi ý của bác sĩ vẫn tốt hơn đúng không nào!

Sữa tách béo và sữa chua

Đây là hai thực phẩm giàu canxi và ít chất béo, rất cần trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Riêng với phụ nữ, ăn ít nhất năm phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Quả chuối

Là loại trái cây nổi tiếng giàu kali, chuối là lựa chọn an toàn để đào thải muối trong nước tiểu ra ngoài. Bạn có thể kết hợp yến mạch và chuối cho bữa sáng để bổ sung kali cho cơ thể.

Cá béo

Cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng tốt với bệnh cao huyết áp.

Việc bị cao huyết áp nên ăn gì dĩ nhiên bác sĩ chỉ là đưa ra lời khuyên, người thực hiện vẫn là bạn thôi. Nhưng rõ ràng tuân thủ những nguyên tắc ăn uống nhất định theo gợi ý của bác sĩ vẫn tốt hơn đúng không nào!

Chocolate đen

Trong chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây.

Dùng ngũ cốc nguyên cám

Những lương thực mới chỉ qua sơ chế như yến mạch, kiều mạch, hạt bắp, mì đạt chuẩn…, có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có tác dụng bám hút cholesterol, còn giúp tăng tốc bài tiết axít mật từ phân, giảm cholesterol m.á.u, phòng ngừa xơ cứng động mạch. Cung cấp đủ chất xơ, có ích cho việc phòng trị cao huyết áp, bệnh mạch vành, cao mỡ m.á.u. Lượng xơ hấp thu hằng ngày nên đạt trên 15g. Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp xuất hiện táo bón có thể gây xuất huyết não, ngũ cốc nguyên cám còn có tác dụng nhuận trường thông tiện, giúp ích cho việc dự phòng táo bón.

» Nguy cơ bị liệt 1 bên mặt chỉ vì để tóc ướt đi ngủ
» Những thực phẩm giúp tạo lá chắn cho dạ dày

Related Posts:

  • 4 triệu chứng phố biến của bệnh sỏi mậtNhững triệu chứng tưởng như thông thường: rối loạn tiêu hóa, sốt, vàng da, đau bụng, mạn sườn lại là các triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi mật. ảnh minh họa Bệnh sỏi mật là gì? Sỏi mật được hình thành chủ yếu từ sự kết tụ c… Read More
  • Lợi ích bất ngờ từ thịt gà taTrong các loại thịt gia cầm thì thịt gà được xem là loại thịt an toàn và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất giúp cơ thể khỏe mạnh. Ảnh minh hoạ Lợi ích bất ngờ từ thịt gà ta … Read More
  • Xử trí đúng cách khi bị chó mèo cắnRửa kỹ vết thương trong 15 phút với nước, sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc Povidone, chích ngừa dại với 5 mũi tiêm bắp hoặc 4 mũi tiêm trong da. Tiêm văcxin ngừa dại tại Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM. Ảnh: yteduphong. Theo các … Read More
  • 5 lý do bạn thường xuyên thèm ăn dù không đóiThường xuyên xem video dạy nấu ăn, xem ảnh món ăn hoặc để đồ ăn trong tầm mắt làm tăng cảm giác thèm ăn. Khi tâm trạng vui vẻ, bạn có xu hướng muốn ăn một chút chocolate ngọt ngào để kéo dài cảm giác thăng hoa. Thường xuyên… Read More
  • Tôi đã giảm 7kg sau 1 tuần nhờ nước míaTôi đã giảm 7kg sau 1 tuần nhờ nước mía - hãy áp dụng ngay để có thân hình hoàn mỹ nhất diện đồ đẹp ngày hè. Ảnh minh hoạ Nước mía có tác dụng rất lớn trong việc giảm cân và thanh lọc cơ thể, nước mía có thể loại bỏ độc tố … Read More