18/4/19

Truyền dịch - khi nào cần?

Hỏi: Mỗi khi bị ốm hay mệt mỏi trong người, tôi đều đi truyền dịch. Thế nhưng, gần đây, trên các phương tiện truyền thông cảnh báo về nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong quá trình truyền dịch. Vậy xin hỏi bác sĩ, khi nào cần truyền dịch? Việc lạm dụng truyền dịch hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến tai biến gì? Bà Đoàn Thị Tuyến (65 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Truyền dịch - khi nào cần?
ảnh minh họa

Đáp: Mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng cơ thể, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để bảo đảm thể tích tuần hoàn, duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể. Về nguyên tắc truyền dịch tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể truyền và đặc biệt là không được lạm dụng.


Truyền dịch cũng có quy định chặt chẽ. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thể bệnh, dịch được truyền, liều lượng, tốc độ... Với người bị mất nước, cần bù lượng dịch đã mất do mắc một số bệnh như tiêu chảy, bị bỏng nặng, sốt cao, ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa và một số trường hợp đặc biệt... cần được truyền dịch nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Bởi vì từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Ngoài ra, kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến xảy ra.
Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C... đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thậm chí, việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não, thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não... Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không tiếp nhận như hiện tượng sốt, run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Do đó, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ.


Chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước, người bệnh không thể ăn, uống được... Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch. Thậm chí, khi chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân, thầy thuốc cũng cần kiểm tra kỹ đề phòng rủi ro do chất lượng dịch truyền. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn, người dân nên truyền dịch tại các cơ sở y tế, nơi có đầy đủ phương tiện, thuốc cấp cứu chống choáng, chống sốc và phải có người theo dõi trong suốt quá trình tiêm truyền để chẳng may có tai biến xảy ra sẽ được xử lý được kịp thời.

» Bảo quản thực phẩm như nào để tủ lạnh thành trợ thủ đắc lực thay vì ổ vi khuẩn?
» 4 cách giải tỏa áp lực mùa thi cực chất cho sĩ tử

Related Posts:

  • Dạy con sống tự lậpLàm sao để dạy con tự lập từ khi còn nhỏ luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bậc làm cha mẹ. Phải bắt đầu từ đâu và phải dạy con như thế nào đó thực sự là một điều khó khăn. Trong quá trình rèn cho con tính tự lập, vai trò của ng… Read More
  • Không thể xin được việc chỉ vì có hình xăm trên ngườiTôi cần công việc để ổn định cuộc sống. Tôi có xăm nhưng không mất đi đạo đức, lương tâm. Ảnh minh hoạ Tôi 22 tuổi, cưới vợ được 2 năm. Khoảng thời gian đó, tôi rất ân hận vì không làm được gì cho cô ấy, cũng không cho cô ấ… Read More
  • Những điều cần biết về tẩy giun cho trẻTẩy giun cho trẻ là việc mà các bậc cha mẹ nào cũng cần phải làm, tuy nhiên thời điểm và cách làm thì không phải ai cũng biết. ảnh minh họa Thời điểm tẩy giun cho trẻ Từ 24 tháng tuổi trở lên, cha mẹ cần tiến hành tẩy giun … Read More
  • Những người vợ tan tành sự nghiệp vì chồng ép sinh con traiLàm hiệu trưởng trường mầm non, chị Oanh (Hà Nội) bị chồng thúc phải sinh lần 3 để có quý tử, nếu không sẽ cưới vợ khác. Ảnh minh hoạ Đang làm hiệu trưởng một trường mầm non ở Chương Mỹ, Hà Nội, lại bị thấp khớp mãn tí… Read More
  • Những cô vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng hãy đọc ngay bài này!Không ít các ông chồng đang bị "lép vế" vì kiếm ít tiền hơn vợ nhưng họ vẫn cần được tôn trọng trong gia đình. Chồng có thể kiếm ít tiền hơn vợ nhưng rất cần được tôn trọng. Tiền bạc đang chi phối ở khắp mọi nơi trên thế gi… Read More