6/4/19

Nghề rèn của người Nùng An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 5/4, UBND huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) tổ chức lễ công bố nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội Thanh Minh

UBND huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) tổ chức lễ công bố nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
UBND huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) tổ chức lễ công bố nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa quan trọng trong đời sống người Nùng An, ngày 29/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 446 công nhận nghè rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 5/4, UBND huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng) tổ chức lễ công bố nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội Thanh Minh.

Nghề rèn, đúc của người Nùng An ở xã Phúc Sen có lịch sử hàng trăm năm. Ban đầu, sản phẩm chủ yếu tự cung tự cấp, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nhờ chất lượng tốt, danh tiếng làng nghề dần vươn xa, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sản phẩm của làng rèn Phúc Sen được làm từ những chiếc nhíp ô tô cũ, đồng thời được rèn bằng thủ công với những bí quyết truyền thống được đúc kết và truyền lại của bao thế hệ làm nghề nên sản phẩm của làng rèn Phúc Sen, đặc biệt là dao có chất lượng vượt trội so với sản phẩm sản xuất công nghiệp. Hiện nay, nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen đang phát triển và tạo thành thương hiệu nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Đến nay, xã Phúc Sen có 6/10 xóm làm nghề rèn, với 157 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của làng nghề như dao, kéo, công cụ sản xuất nông nghiệp được tiêu thụ mạnh ở các tỉnh khu vực phía bắc, Tây Nguyên.

Nghề rèn của người Nùng An xã Phúc Sen không chỉ giúp người dân giảm nghèo mà còn góp phần tích cực trong việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống của địa phương.

Chủ tịch UBND xã Phúc Sen Nông Thị Dung khẳng định, nhờ nghề rèn, thu nhập người dân nâng cao, đời sống nhân dân ổn định, khấm khá.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên Nông Văn Thông, việc nghề rèn của người Nùng An, xã Phúc Sen được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự tôn vinh, ghi nhận giá trị đối với nghề rèn của địa phương. Đây là cơ hội quảng bá, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nghề rèn cho xã

» ‘Hành trình từ Trái tim’ - những cuốn sách giúp bạn dám đi qua thất bại
» Rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Related Posts: