18/12/18

Người nhà khai bé hóc đậu phộng, bác sĩ gắp ra hạt mãng cầu

Trước nhập viện 5 ngày, bé trai 3 tuổi đang ăn đậu phộng thì ho sặc sụa, tím tái, sau đó diễn tiến nguy kịch, ngưng tim ngưng thở.

Người nhà khai bé hóc đậu phộng, bác sĩ gắp ra hạt mãng cầu
ảnh minh họa

Ngày 18-12, thông tin từ BV Nhi Đồng thành phố (TP.HCM) vừa nội soi, hồi sức kịp thời cứu sống bé trai hóc hạt mãng cầu, tím tái, ngừng tim trước nhập viện, tắc nghẽn đường thở gây tràn khí màng phổi, sốc nặng nề...

Theo lời người nhà, trước nhập viện 5 ngày, bé LTC (3 tuổi, ngụ Long An) đang ăn đậu phộng thì ho sặc sụa, tím tái. Bé được đưa đến BV địa phương điều trị một ngày, cải thiện được triệu chứng nhưng khi về nhà thì ho nhiều hơn, khó thở tím tái nên được đưa nhập viện lại và mở khí quản chuyển BV Nhi đồng thành phố.

Lúc nhập viện, tình trạng bệnh nhân rất xấu khi đã có ngưng tim ngưng thở trước đó. Da bông tím, tràn khí màng phổi nên nhanh chóng được thở máy thông số cao, chọc hút khí màng phổi, ổn định hô hấp, huyết động. Đồng thời được cho dùng thuốc vận mạch và hội chẩn ekip nội soi khi nghi ngờ dị vật đường thở.

Hạt mãng cầu được lấy ra từ trong phế quản bé trai. Ảnh: BVCC

Khẩn trương tiến hành nội soi, đi sâu vào vào đường mũi bằng ống soi mềm, êkip nội soi bất ngờ khi thấy dị vật chèn sát ngay phế quản gốc bên phải. Dị vật được gắp ra là hạt mãng cầu đen cứng, không giống như bệnh sử ghi nhận trước đó là bé sặc lúc ăn đậu phộng.

Các BS hỏi lại bệnh sử kèm dị vật vừa gắp được trước mắt, ba mẹ bé hoảng hồn nhớ lại, bé cũng có ăn mãng cầu ta trước đợt bệnh vài ngày và không nhớ rõ là do hít sặc hạt nào... Sau nội soi gắp dị vật, tình trạng bé chuyển biến tốt, sau hơn nửa tháng hồi sức tích cực, bé đã tự thở, tỉnh táo và đang được theo dõi thêm.

Các bác sĩ lưu ý tai nạn nuốt dị vật ở trẻ em nói riêng hết sức phổ biến. Lý do là trẻ đang ở giai đoạn lớn và phát triển, bắt đầu biết bò và biết cầm nắm. Khi đó trẻ chỉ có ba bộ phận để cảm nhận và tương tác với môi trường xung quanh là tay, mắt và miệng, trẻ chưa nhận thức và ý thức về sự nguy hiểm.

Phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch, cười đùa, khóc to, sợ hãi khi ăn hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở. Cũng nên thận trọng với những thức ăn có thể làm cho trẻ mắc dị vật như: hạt đậu, hạt trái cây to, ngô bắp, vỏ tôm, cua... để hạn chế những tai biến đáng tiếc xảy ra.

» Chỉ 3 trẻ bị tai biến nhập viện trong 17.356 trẻ đã tiêm vaccine ‘5 trong 1’ ComBE Five
» ¢Vì sao 4.000 lít dầu ở Thanh Hóa bị rò rỉ?

Related Posts:

  • Giám đốc, phó giám đốc bệnh viện cùng đánh bạcSở Y tế Ninh Bình vừa xác minh video clip nhóm người mặc áo blouse chơi bài ăn tiền, trong đó có Giám đốc, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn. Ảnh chơi bài ăn tiền cắt từ video clip. Kết quả xác minh của Sở Y tế … Read More
  • WEF ASEAN 2017: Đầu tư cơ sở hạ tầng thông minhTiếp tục các hoạt động tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2017 tại Campuchia, ngày 12/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “Đầu tư cơ sở hạ tầng thông minh” và Phiên bế mạc… Read More
  • 90% người mắc ung thư phổi có sử dụng thuốc láTheo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá không được… Read More
  • Việt - Trung nâng cao hiệu quả hợp tácHội kiến chiều 12/5 ở Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhất trí tăng cường trao đổi chiến lược, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, tích cực thú… Read More
  • Viện kiểm sát chưa phê vì ‘thận trọng’Báo đã đưa tin ban đầu về việc chị Nguyễn Thị A. (SN 1981, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội) bị Bùi Đăng Đ. (SN 1972, trú tại huyện Thanh Oai, Hà Nội) làm nhục và đe dọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Hai khẩu súng và hàn… Read More