9/11/18

6 biện pháp phạt con hiệu quả hơn hẳn đòn roi, mẹ nào cũng nên tham khảo

Trong quá trình nuôi dạy trẻ việc phạt trẻ là điều cực kỳ cần thiết. Dưới đây là những cách giúp bạn có thể dạy con mà không cần đến đòn roi.

6 biện pháp phạt con hiệu quả hơn hẳn đòn roi, mẹ nào cũng nên tham khảo
ảnh minh họa

Dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Dù cho đây có là bé thứ hai, hay thứ ba của bạn thì chắc chắn rằng bạn sẽ có lúc không biết phải xử trí thế nào khi con mắc lỗi. Những lúc như thế, không kiềm chế được cơn nóng giận, bố mẹ sẽ quát tháo, đánh đòn hay hăm dọa con và như vậy chẳng giúp trẻ nhận ra mình đã sai ở điểm nào, khiến trẻ không chịu tiếp thu và thậm chí sẽ lặp lại lỗi lầm vào sau này.

Vì vậy, các bố mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia rằng họ không dùng bất kỳ hình phạt nào với con, nhưng bọn trẻ vẫn luôn cư xử tốt. Bí quyết dạy con của họ có thể khiến bạn bất ngờ.

Hiểu rõ tâm lý bé từ 1 – 6 tuổi để có cách phạt trẻ khoa học
- Dưới 1 tuổi: Trẻ có sự gắn bó chặt chẽ với mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp để có cảm giác an toàn, thông qua sự yêu thương, chăm sóc, trò chuyên, vui đùa… Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã hội.
- Từ 1 – 3 tuổi: Trẻ bắt đầu muốn khẳng định bản thân nên thường tự làm nhiều thứ. Trong khi, tư duy còn mang tính cụ thể, và tay chân hoạt động còn vụng về nên dễ gây ra hỏng hóc, đổ vỡ. Nếu bị trừng phạt thân thể hoặc bị quát mắng to tiếng trẻ thường chống đối, bướng bỉnh hoặc phản ứng giận dữ, la hét hay ăn vạ.
- Từ 3 – 6 tuổi: Trẻ đã phát triển ngôn ngữ, nói được câu hoàn chỉnh, nhận biết được giới tính, tăng dần khả năng tự điều chỉnh bản thân và thích khám phá thể giới xung quanh. Trẻ cũng đã có tính thích khẳng định nên thường bường bỉnh, dễ bị coi là “hư” và bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội.

Do rất nhạy cảm nên nếu bị trừng phạt bằng cách đánh hay quát mắng nặng nề khi mắc lỗi, trẻ trở nên kém tự tin, thu mình, giảm hứng thú học hỏi.

1. Phạt con đứng

Phụ huynh ngày xưa cũng đã được nếm mùi “đứng xó” ở ngay tại nhà hoặc lớp học, việc áp dụng hình phạt này cho trẻ vẫn rất hay và nguyên giá trị. Đối với hình phạt này cha mẹ nên phạt trẻ đứng góc từ 5 – 15 phút theo độ tuổi. Ví dụ đối với trẻ 4 tuổi thời gian đứng góc của con là 4 phút, tùy theo tuổi mà tăng giảm số phút. Hình phạt đứng chỉ nên áp dụng 1 lần/ 1 ngày cho con.

Ngoài việc bắt con đứng góc, cha mẹ có thể phạt con đứng trong phòng kín hoặc một nơi yên tĩnh an toàn để con suy nghĩ về sai lầm của mình.

Phương pháp này phù hợp cho trẻ từ 2 – 5 tuổi, nhưng cha mẹ vẫn có thể áp dụng với trẻ từ 11 – 12 tuổi.

2. Hình phạt – khoảng chờ sau mỗi lần tức giận

Trẻ con chưa có kinh nghiệm kiểm soát bản thân, hành động còn mang cảm tính rất lớn. Khi xảy ra mâu thuẫn, xô xát với bạn bè anh em dù trẻ đúng hay sai việc bố mẹ can thiệp và bắt con hành xử theo cách của người lớn đều đem lại cảm giác khó chịu và không phục ở trẻ. Trong trường hợp này bố mẹ dành cho con một khoảng chờ nhất định bằng việc phạt con ngồi yên một chỗ để suy nghĩ về hành động của mình sau đó mới phân xử sẽ khôn ngoan hơn việc giải quyết ngay tức khắc.

Hình phạt này khá nhẹ nhàng nhưng lại hiệu quả rõ rệt trong tình huống này.

Ảnh minh họa

3. Phạt con làm việc nhà

Việc này nên áp dụng ngay khi con mắc lỗi như làm đổ sữa ra sàn nhà, vứt đồ đạc lung tung…Hãy phạt con dọn ngay “bãi chiến trường” mà con bày ra, giúp con nhận thức được bản thân là người phải dọn dẹp khi bày bừa chứ không phải là bố mẹ. Ngoài ra nó còn dạy trẻ có ý thức và trách nhiệm trong khi chơi và rất nhiều đức tính tốt đẹp khác. Làm việc nhà không chỉ là hình phạt còn là biện pháp giáo dục rất hay rèn rũa cho con những đức tính tốt đẹp sau này.

4. Phạt con đọc sách và chép phạt

Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác. Khi trẻ mắc những lỗi này, nghĩa là con bạn đang rất gần với ranh giới của một đứa trẻ hư. Và việc đánh chửi con chỉ càng đẩy con bạn đến gần hơn ngưỡng hư hỏng mà thôi.

Hãy yêu cầu con phải đọc hết một cuốn sách mà bạn chọn, thường là những cuốn sách mang tính chất giáo dục. Sau đó con phải chép phạt 1 câu hoặc 1 đoạn ý nghĩa nào đó trong cuốn sách. Theo các nhà tâm lý, việc đọc sách và chép phạt sẽ giúp điều chỉnh tâm lý và hành vi của trẻ rất tốt.

Ảnh minh họa

5. Hình phạt của cô tấm

Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở. Nếu con bạn mắc lỗi này, hãy phạt con bằng cách trộn lẫn 2 loại đậu khác nhau vào một bát to. Sau đó yêu cầu con phải nhặt riêng từng loại đậu ra 2 bát khác nhau. Đây chính là một cách phạt con khoa học cực hay giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn.

Mẹ có thể áp dụng hình phạt này khi bé không đánh răng, kén ăn, vứt đồ linh tinh… Bạn nên áp dụng hình thức phạt này để con hiểu rằng, khi con không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích. Hãy phạt cho đến khi nào con có ý thức hoàn thành công việc của mình.

6. Tịch thu những món đồ yêu thích

Khi bé mắc lỗi vứt đồ lung tung, không thu đồ chơi sau khi chơi xong. Hãy phạt con bằng cách này để con biết rằng, những món đồ mình yêu thích thì phải biết giữ gìn và nâng niu. Nếu con không biết giữ gìn thì con cũng không được phép chơi những món đồ đó.

» Bà bầu 8 tháng nên ăn gì để tốt cho mẹ, khỏe cho con?
» Mẹ U50 vào phòng sinh, 35 y bác sĩ vây quanh đỡ đẻ vì số thai nhi nhiều bất ngờ

Related Posts: