Mặc dù nhiều người đã tranh luận rằng, thực phẩm đông lạnh là không tốt nhưng các chuyên gia khẳng định, việc bảo quản trái cây, rau và các thực phẩm khác trong tủ lạnh có thể bảo quản vitamin và khoáng chất.
ảnh minh họa
Khi nhắc đến hải sản đông lạnh rất nhiều người không thích vì cứ nghĩ sản phẩm đó để đã lâu, mất hết các chất dinh dưỡng và không được tươi ngon như khi còn tươi. Có người còn sợ bị ngộ độc hay ăn hải sản đông lạnh sẽ ảnh hưởng sức khỏe về dài nhưng thực chất chúng không như mọi người từng nghĩ.
Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy _ Giảng viên chính Khoa Công nghệ Thực phẩm Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã có những về vấn đề này.:
“Cấp đông thực phẩm là phương pháp hiện đại được thực hiện ở các nước có kỹ thuật tiên tiến, bởi vì sản phẩm lạnh đông cực nhanh đảm bảo giữ được hầu như nguyên vẹn phẩm chất tươi sống (dinh dưỡng) của nguyên liệu ban đầu.
Hiện nay đông lạnh là biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất cho công nghiệp chế biến bảo quản thực phẩm. Theo cách này hải sản giữ được gần như nguyên vẹn tính chất ban đầu về hình dáng cũng như chất lượng dinh dưỡng bên trong. Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật sẽ bị đóng băng nên nó sẽ bị ngủ và không làm hư hỏng thực phẩm.
Đông lạnh không những kìm hãm được những biến đổi về hoá học, sinh học mà đôi khi còn có tác dụng tăng phẩm chất của một số nguyên liệu rau quả như trái cây sẽ tích tụ được nhiều pectin hơn, mềm hơn từ đó độ tiêu hoá và giá trị hấp thu sẽ tăng lên.
Khi bảo quản làm lạnh thường thì nước trong thực phẩm chưa biến thành nước đá, tức là chưa có sự đóng băng. Nó chỉ bảo quản thực phẩm được một tuần đến vài tháng tùy loại. Muốn bảo quản được lâu hơn từ ba bốn tháng đến vài năm thì phải làm lạnh đông.
Đối với hải sản tươi cần bảo quản ở nhiệt độ từ 0-4 độ C , Nhưng ở Việt Nam luôn luôn nắng nóng, nhiệt độ bên ngoài từ 30-40 độ C nên bảo quản bằng một ít đá phủ trên bề mặt là hoàn toàn không đảm bảo, hải sản sẽ dễ sinh nhiều độc tố, giảm chất lượng dinh dưỡng, vì vậy nên bảo quản bằng đông lạnh để đảm bảo chất lượng”.
Cách rã đông thực phẩm đông lạnh
Theo tài liệu chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ, mặc dù tất cả các loại thực phẩm được đông lạnh ở 0 độ F đều rất an toàn nhưng lò vi sóng có thể khiến vi khuẩn hoạt động trở lại. Dưới sự tác động của nhiệt độ cao, thay đổi nhiệt độ đột ngột, chúng có thể gây ra rất nhiều các loại bệnh nguy hiểm. Vì thế, người tiêu dùng nên để thực phẩm vào túi bóng kín, ngâm nước lạnh từ một đến hai giờ trước khi chế biến để tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ngoài ra, các chuyên gia Hoa Kỳ cũng khẳng định, thịt đông lạnh sau khi rã đông, người tiêu dùng phải sử dụng hết trong vòng 1 tuần, không nên để lâu quá. Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc rã đông thịt trên 2 lần sẽ gây bệnh ung thư nhưng người tiêu dùng vẫn nên sử dụng hết để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Đối với cá, tôm và các loài giáp xác, người tiêu dùng không nên chờ chúng rã đông hoàn toàn rồi mới chế biến. Thực phẩm hoàn toàn có thể chế biến khi rã đông bán phần. Đối với rau, củ, quả, không nên rã đông. Người tiêu dùng nên chế biến chúng luôn để đảm bảo độ tươi ngon.
» Cảnh báo: Cô gái bàn tay co quắp sau 1 tuần ôm khư khư vật này, đã đến lúc bạn phải tỉnh
» Vì sao người có nhóm máu O lại bị muỗi đốt nhiều nhất?