22/10/18

Quy định về điều kiện và thủ tục để nhận con nuôi là gì?

Người muốn nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng.

Quy định về điều kiện và thủ tục để nhận con nuôi là gì?
ảnh minh họa

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010, cá nhân muốn được nhận con nuôi thì cần có các điều kiện sau:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định:

Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c.

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi ngoài các các điều kiện nêu trên còn phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 06 tháng;

- Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ sau:

+ Biên bản do UBND xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi;

+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi;

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích đối với trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi: Sở Tư pháp tỉnh/Thành phố

1. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi: (Hồ sơ được lập thành 02 bộ) gồm:

1.1 Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu).

1.2 Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

1.3 Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

1.4 Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

1.5 Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

1.6 Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

1.7 Phiếu lý lịch tư pháp.

1.8 Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

1.9 Một bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

(Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.2 đến 1.8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận)

Tùy từng trường hợp, người xin nhận con nuôi còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:

- Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

- Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

- Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

» Cách tập thể dục cực hiệu quả cho trẻ em
» Con trai liên tục đau bụng nhưng bác sĩ nói táo bón, linh cảm của mẹ đã cứu sống con

Related Posts:

  • Ăn gì để tránh sỏi tiết niệu tái phát?Nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng để tránh sỏi tái phát cần được áp dụng trước khi quá trình tạo sỏi xảy ra nhằm tránh sự tái phát của sỏi dựa trên sự hiểu biết về cơ chế tạo sỏi của từng bệnh nhân. Nên sử dụng thức ăn đa dạng… Read More
  • Tình yêu đơn phương với cô bạn cùng giớiTôi nghĩ tình cảm của mình sẽ chẳng bao giờ được chấp nhận nhưng không muốn đi đường một chiều cho đến hết tuổi thanh xuân. ảnh minh họa Cô ấy là bạn cùng lớp với tôi. Cô ấy từng bị mọi người ghét bỏ, tôi cũng không hiểu vì … Read More
  • Vì sao không nên ăn bưởi khi uống thuốc?Bưởi có vị vừa chua, vừa ngọt, lại vừa đắng..., là trái cây dồi dào vitamin C, chất xơ, ít năng lượng, thích hợp cho chế độ ăn uống để giảm cân mà vẫn thoả mãn khẩu vị chua ngọt và mặn (nếu chấm muối ớt). Bưởi có thể làm hạ c… Read More
  • Cho con ngủ chung hay ngủ riêng: Trải nghiệm của 2 bà mẹCon ngủ riêng, người mẹ có nhiều thời gian và không gian để làm việc mình thích; ngược lại ngủ chung đem đến cảm giác về sự gắn kết. Người mẹ yên tâm hơn khi đứa trẻ được nằm ngủ trong chiếc cũi an toàn. Cho dù bạn lựa chọn … Read More
  • Lợi ích “vàng” của trái bưởi đối với sức khỏe, bạn không nên bỏ quaTrong bưởi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin C, Kali, Canxi, Natri giúp phòng ngừa táo bón, tốt cho tim mạch... ảnh minh họa Mỗi dịp thu sang, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những trá… Read More