23/10/18

Những điều mẹ bầu cần biết về tiêm trưởng thành phổi khi mang thai

Tiêm trưởng thành phổi là thuật ngữ mà nhiều mẹ bầu đã nghe qua trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, ít mẹ bầu nào hiểu rõ về nó cho đến khi được chỉ định tiêm của bác sỹ.

Vì lợi ích của mẹ và bé, trước khi tiêm thuốc, mẹ nên tìm hiểu kỹ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến bác sĩ
Vì lợi ích của mẹ và bé, trước khi tiêm thuốc, mẹ nên tìm hiểu kỹ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến bác sĩ

Tiêm trưởng thành phổi được sử dụng nhằm giảm các biến chứng suy hô hấp ở trẻ có nguy cơ sinh non. Chỉ định tiêm trưởng thành phổi do bác sĩ sản khoa quyết định khi tuổi thai được 24-34 tuần trong một số tình huống, phổ biến là dọa sinh non, vỡ ối non, bà mẹ tiền sản giật nặng cần chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ và con,... Nguy cơ đó là gì được xác định bởi bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm.

Việc tiêm trưởng thành phổi được thực hiện ở các cơ sở y tế đủ điều kiện thường là bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Một số bác sĩ ở bệnh viện tuyến huyện có kinh nghiệm cũng có thể cho chỉ định này.

1. Cơ chế của thuốc trợ phổi


Có 2 loại thuốc trợ phổi thường dùng là:

Betamethatsone, 2 liều 12mg tiêm bắp, mỗi liều cách 24 tiếng.

Dexamethasone, 4 liều 6mg tiêm bắp mỗi liều cách 12 tiếng.

Tiêm trường thành phổi thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai từ 24 - 35 tuần và có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày. Mẹ bầu được tiêm thuốc trợ phổi sẽ phải nhập viện để bác sĩ theo dõi.

Khi mẹ bầu được tiêm trưởng thành phổi, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

Tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai thứ 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi thai nhi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.

Tăng thể tích phổi và giảm lượng chất lỏng trong phổi.

Sau tiêm có thể có hiện tượng giảm vận động ở thai nhi. Tuy vậy, khi được chỉ định tiêm có nghĩa bạn đang được theo dõi ở cơ sở y tế, và việc vận động của trẻ giảm có ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe của trẻ hay không được phản ánh trên monitoring sản khoa. Do đó, bạn không nên quá lo lắng, vì đã có hệ thống nhân viên y tế với thiết bị theo dõi chuyên dụng.

Tiêm trưởng thành phổi, mẹ bầu cần lưu ý những gì?

– Tăng đường huyết nhẹ, bắt đầu sau mũi tiêm đầu tiên 12 giờ và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, tầm soát tiểu đường thai kỳ nên thực hiện trước khi tiêm thuốc hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng cần ở lại để theo dõi.

– Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày.

Hãy thông báo cho bác sĩ tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử đái tháo đường nếu bạn được chỉ định tiêm.

Việc tiêm trưởng thành phổi hiện nay được thực hiện một chu kỳ điều trị duy nhất với hai mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 24h.

Ngay khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi.

Ngoài những trường hợp dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi cũng được chỉ định trong những trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi, trường hợp đa thai… Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu những ưu, khuyết điểm trước khi quyết định tiêm thuốc.

» Chuyên gia lý giải nguyên nhân nhiều chị em bị sảy thai liên tiếp
» Bé từ 0- 2 tuổi ăn bao nhiêu thịt một ngày là đủ?

Related Posts: