9/10/18

Người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng nhiều, đâu là lý do?

Rượu bia (các chất có cồn) được chứng minh có mối tương quan đến ung thư, đàn ông thường xuyên nhậu cần biết.

Người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng nhiều, đâu là lý do?
ảnh minh họa

Một công trình nghiên cứu vừa được đăng ngày 23/8/2018 trên tờ the Lancet, một trong những tạp chí uy tín nhất trong ngành Y cho biết, bất kể uống nhiều hay ít, thức uống có cồn (hay rượu bia) không có lợi cho sức khỏe nói chung. Công trình nghiên cứu này giúp vạch trần tác hại của các chất có cồn đối với căn bệnh ung thư ở các nước trên thế giới.

Theo đó, việc uống rượu bia, các chất có cồn có tác hại nghiêm trọng như thế nào đối với sức khỏe con người được các nhà nghiên cứu chỉ rõ:

Uống rượu nhiều hay ít đều có hại?

Bác sĩ Trần Quốc Bảo - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho hay không có mức độ uống rượu nào là an toàn. Hậu quả do sử dụng rượu khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính, hoàn cảnh và cách thức uống.

Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Theo các tác giả, các quốc gia nên có chương trình khuyến khích mọi người kiêng cữ hoàn toàn các thức uống có cồn bởi dẫu thi thoảng mới uống thì cũng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Tức, nó phủ định lại lời khuyên mà chúng ta thường nghe thấy trước đây: Mỗi ngày 2 ly rượu sẽ có lợi cho tim mạch.

Mặc dù các nghiên cứu trước đây cho thấy việc uống ít hoặc uống vừa phải bia rượu có tác dụng bảo vệ sức khỏe, nhưng kết luận đó chỉ dựa trên số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ, phương pháp nghiên cứu cũng có ít nhiều hạn chế.

Ngày nay các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thống kê được cải tiến đã giúp các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu hiệu quả và có được thông tin đúng đắn hơn.

Công trình nghiên cứu mới này cho thấy thức uống có cồn hoàn toàn KHÔNG có lợi gì cho sức khỏe hay tim mạch.

Mặc dù kết quả cũng chứng tỏ bia rượu có chút lợi ích ngăn ngừa bệnh thiếu máu cơ tim và tiểu đường ở phụ nữ, nhưng các hiệu quả này không đáng kể nếu như tính đến nguy cơ bị những bệnh khác, đặc biệt là nguy cơ bị ung thư, các tổn thương và các bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc.

Nghĩa là cho dù uống ở mức vừa phải sẽ có tác động tốt lên tim mạch đi nữa, thì tác động xấu trên các phương diện khác lại cao hơn nhiều. Lợi bất cập hại!

Rượu gây ung thư như thế nào?

Theo các chuyên gia Viện nghiên cứu Ung thư, Bệnh viện K Trung ương, cơ chế gây ung thư của rượu có thể thấy qua 6 cách sau:

- Rượu chuyển hóa thành acetaldehyde - một chất gây ung thư: Khi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzym alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde là một chất gây ung thư bằng cách gây tổn thương DNA. Việc uống rượu làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miêng, họng, thực quản và đường hô hấp trên.

- Tăng mức độ hormon estrogen: Alcohol làm tăng mức độ estrogen và hoạt hóa các thụ thể của yếu tố tăng trưởng giống insulin, từ đó kích hoạt sự sinh sôi của tế bào tuyến vú dẫn tới ung thư vú.

- Gây xơ gan, dẫn đến ung thư gan: Rượu gây xơ gan, tổn thương tế bào gan, từ đó dẫn tới ung thư.

- Tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư: Rượu tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hoạt chất gây ung thư thấm vào cơ thể như hút thuốc lá.

- Giảm lượng folate trong máu: Alcohol làm thay đổi chuyển hóa của folate, sự kém hấp thu folate gây trở ngại cho quá trình methyl hóa DNA, từ đó dẫn tới ung thư.

- Kích thích cơ thể sinh ra các phân tử hoạt tính cao: Rượu kích thích cơ thể sinh ra các phân tử có hoạt tính cao; các phân tử này thường gây tổn hại DNA của tế bào dẫn tới ung thư.

* Bia rượu là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cho nhóm người trên 50 tuổi

Báo cáo trên dẫn ra con số: rượu bia gây ra 2,8 triệu lượt tử vong trong năm 2016.

Đây là một trong bảy nguyên nhân hàng đầu cho hiện tượng chết trẻ và mất khả năng hoạt động ở nhóm tuổi 15-49.

Đặc biệt, bia rượu là nguyên nhân đáng kể gây ra ung thư cho nhóm người trên 50 tuổi. Những người trẻ tuổi chỉ uống một ly mỗi ngày thì nguy cơ chỉ có 0,5%.

Nhưng họ nếu uống gấp đôi thì nguy cơ sẽ tăng đến 7% (tăng hơn gần 15 lần) và uống gấp 5 lần thì nguy cơ tăng đến 37% (tăng hơn 70 lần)!

Trên thế giới có 25% phụ nữ và 39% nam giới (tức là cứ 3 người thì sẽ có 1 người) dùng thức uống có cồn.

Đan Mạch có 95,3% phụ nữ và 97,1% đàn ông có uống bia rượu, cũng là nước dẫn đầu thế giới về số ca mắc ung thư (3) , tiếp theo sau là các nước phát triển khác như Pháp, Úc, Bỉ, Na-Uy, Hoa Kỳ, Ireland, Hàn Quốc và Hà Lan…

Pakistan có ít đàn ông uống bia rượu nhất (0,8%) và Bangladesh có ít phụ nữ uống bia rượu nhất (0,3%).

Vì sao các nước phát triển, có nền y tế tân tiến lại có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao?

Nhiều người cho rằng vì các nước phát triển theo dõi y tế đầy đủ nên số liệu nhiều, các nước kém phát triển hơn thường không có thống kê đầy đủ. Còn các nhà khoa học thì giải thích rằng ung thư là bệnh liên quan đến tuổi thọ.

Dân các nước phát triển có tuổi thọ càng cao thì tỷ lệ người mắc ung thư cũng càng cao. Khi con người càng sống lâu, cơ thể họ sẽ tích luỹ nhiều đột biến nên tỷ lệ ung thư và cơ hội truyền các đột biến sang thế hệ sau cũng tăng lên.

Thế nhưng kết quả từ công trình khoa học này có thể tiềm ẩn một lời giải thích khác, vì rằng bia rượu có tác động xấu đến sức khỏe nói chung và đặc biệt có liên quan đến ung thư ở lứa tuổi cao.

Tác hại nghiêm trọng lên tế bào gốc tạo máu

Ngoài ra, không chỉ là suy luận, một công trình đăng trên tạp chí Nature hồi đầu năm 2018 đã chứng minh bia rượu gây tác hại nghiêm trọng lên các tế bào gốc tạo máu vì gây ra nhiều đột biến.

Một khi hệ gene của các tế bào gốc có nhiều đột biến thì nhiều cơ quan trong cơ thể cũng tăng khả năng bị ung thư.

Còn ở Việt Nam thì sao? Không giàu như Đan Mạch nhưng số ca ung thư ở VN cứ tăng! Liệu có phải một trong những nguyên nhân chính là do người Việt Nam uống nhiều bia rượu quá hay không?

Con đường dẫn đến ung thư của rượu

Báo cáo nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) và các cộng sự tại Viện nghiên cứu Ung thư, Bệnh viện K Trung ương, cho hay uống rượu được xác định là nguy cơ có tính chất cộng dồn gây ung thư cho người sử dụng.

Từ năm 2007, Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã tổng hợp các bằng chứng rõ ràng và khẳng định mối tương quan giữa sử dụng rượu và nguy cơ mắc 7 loại ung thư gồm khoang miệng, hạ họng - thanh quản, vòm họng, thực quản, gan, vú, đại trực tràng.

Theo bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, mức độ tiêu thụ rượu bia của Việt Nam hiện xếp ở mức rất cao: thứ hai trong các nước Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. 1/4 nam giới Việt Nam tiêu thụ rượu bia ở mức nguy hiểm.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ, bác sĩ khuyến nghị người dân không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần

» 6.500 xét nghiệm viêm gan B miễn phí ở Hà Nội
» ¢Chuyển công tác bác sĩ trực cấp cứu thiếu úy tử vong do ngộ độc ma túy

Related Posts: