4/10/18

Làm dâu đất Bắc: những câu chuyện dở khóc dở cười

Mẹ chồng nàng dâu, hàng xóm dị nghị… là một trong những câu chuyện dở khóc dở cười của các cô gái miền Nam, nhất là vùng Tây Nam Bộ ra làm dâu miền Bắc. Đã không ít lần các nàng phải rùng mình khi nhớ lại những ngày đầu về sống chung với mẹ chồng.

Mở mắt ra mình đã phải nghĩ tới việc nấu nướng cho nhà chồng
Mở mắt ra mình đã phải nghĩ tới việc nấu nướng cho nhà chồng

Những câu chuyện khóc không được, cười cũng chẳng xong

Sinh ra và lớn lên tại Cần Thơ, Hương tình cờ quen Nhân – chàng trai gốc Bắc, sau một chuyến công tác ở Hà Nội. Cả hai quyết định tiến tới hôn nhân, và Hương sẽ về làm dâu ở nhà chồng vì lí do: Nhân là con trai một, là cháu đích tôn của dòng họ.

Cưới nhau được ba tháng, ba tháng đó là thời kỳ khủng hoảng nhất của cuộc đời cô. Những khác biệt trong giao tiếp, văn hóa, lối sống… giữa hai vùng miền đã khiến Hương không ít lần bị “mất điểm” trong mắt mẹ chồng và hàng xóm.

Hương tâm sự: “Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, em phải dậy sớm từ lúc 5 giờ để nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. Trong khi từ trước tới giờ nhà em toàn mua đồ ăn. Công sức em bỏ ra vậy mà cuối cùng bị mẹ chồng chê là nấu ăn quá ngọt, cuối cùng thì ngoài chồng ra thì không ai thèm ăn, dù chỉ ăn cho có lệ.”

Cùng tình cảnh như Hương, Linh về làm dâu ở Hải Phòng được 5 năm và cũng gặp phải không ít tình huống khóc không được, cười chẳng xong. Khi được hỏi về kỉ niệm của những ngày đầu làm dâu, cô hài hước nói: “Mấy ngày đầu em làm cái gì thì mọi người cũng đều xem em như một con thú từ hành tin nào đó rơi xuống vậy. Đi chợ về gặp họ hàng qua chơi, em cất tiếng chào chung cho tất cả mọi người, vậy là tối đó bị mẹ chồng giáo huấn một trận. Mẹ dặn phải chào từng người một, mà chào phải thiệt lễ phép chứ không phải cho có lệ. Trời ơi, ở miền Tây mình dạ thưa thôi là coi như thay cho lời chào rồi chứ đâu có phức tạp như ngoài này.”

Ngoài ra, Linh cho biết còn rất nhiều thứ cần phải dè dặt, nếu không khéo thì có thể bị la lúc nào cũng chẳng hay. Không những mẹ chồng, nhiều khi bố chồng không nói nhưng thể hiện thái độ khiến cô không ít lần phải thấy bực tức trong lòng.

Ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng

Mặc dù đã sống chung với mẹ chồng 5 năm, nhưng cứ hễ nhắc lại thì Linh lại rùng mình. Cô cho rằng sự khác biệt giữa hai vùng văn hóa ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc hôn nhân của các cặp vợ chồng.

Để dẫn chứng cho sự lời nói của mình, Linh kể: “Mới ngủ dậy nên em mặc bộ đồ ngắn ra quét sân luôn cho lẹ, vậy là bị một phen dị nghị kinh hoàng từ hàng xóm. Hôm đó mẹ chồng đi chợ, nghe lời qua tiếng lại tự thiên hạ nên về mỉa mai mình là gái miền Tây với giọng điệu vô cùng châm biếm. Nhiều lần nghe mẹ trách vô cớ, nhiều lần đổ cái tức lên đầu chồng nên đã không ít lần mình với ảnh to tiếng với nhau”.

Từ ngày về làm dâu, những bộ bikini đã trở nên xa lạ đối với mình.

“Mình biết chồng cũng có nỗi khổ riêng, vì không biết nên đứng về phía ai. Bênh vợ thì bị mẹ nói bất hiếu, bênh mẹ thì vợ giân. Nhưng mà nếu không càm ràm ảnh thì có ngày mình tự kỷ thiệt hổng chừng” – Linh nói thêm.

Làm gì để “ghi điểm” với mẹ chồng?

Từng sống chung với gia đình chồng được tám năm, chị Nga – quê gốc ở Cà Mau, bật mí với các chị em những lưu ý khi mới về nha chồng như sau:

  • - Trước khi về làm dâu, chị em nên tìm hiểu sơ qua về văn hóa cũng như lối sống của người miền Bắc, chẳng hạn: khẩu vị, giao tiếp, ăn mặc… Người miền Bắc không thích ăn ngọt, vì vậy đừng cho đường khi nêm nếm; nói chuyện cần phải dạ thưa, chủ ngữ vị ngữ đầy đủ; ăn mặc cần phải kín đáo, tránh mặc những bộ đồ hở hang trước mặt mẹ chồng và hàng xóm.
  • - Khi về nhà chồng, nàng dâu cần phải khéo léo nói chuyện với mẹ chồng, “bật xi nhan” với các bà về sự non dại của mình. Ví dụ như: “con sống trong Nam từ nhỏ nên về đây chắc sẽ có nhiều thiếu sót, mẹ chỉ con thêm nhé”; “khẩu vị người miền Nam khác với ngoài mình nên mẹ nêm nếm giúp con nha mẹ”….
  • - Đừng nũng nịu chồng trước mặt bố mẹ chồng.
  • - Trước khi ăn cơm phải mời cả nhà, không được ăn trước người lớn và phải gắp thức ăn cho ông bà.
  • - Đi xa, nhất là về thăm nhà ngoại, khi trở lại Bắc thì nên mua quà cáp cho bố mẹ chồng và họ hàng…
  • - Lúc nào cũng phải nhớ câu: “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”.
  • - Nên tinh ý quan sát xem nhà chồng thích và không thích điều gì để tránh làm những điều nhà chồng không thích.

» Kiểu phản bội nhẫn tâm nhất của đàn ông
» Tiết lộ mẫu phụ nữ khiến đàn ông mê mẩn, một lần gặp cả đời mê say

Related Posts:

  • Nhờ các “mẹ hổ” mà học sinh châu Á luôn vượt trội ở MỹNhiều người cho rằng, giáo dục hà khắc sẽ giết chết sự sáng tạo của trẻ, khiến chúng dễ bị trầm cảm, sợ sệt, mất tự tin, tuy nhiên, nó cũng có nhiều mặt tích cực. Bài viết dưới đây cho thấy điều đó. Sinh viên châu Á ở Mỹ luô… Read More
  • Những mối nguy tiềm ẩn khi thiếu vắng giấc mơTheo nghiên cứu mới đây, một trong những nguyên nhân gây trầm cảm ít được chú ý đến chính là giấc mơ. Thậm chí nó còn nguy hiểm hơn thiếu ngủ và là nguồn cơn của rất nhiều căn bệnh. ảnh minh họa Các nhà nghiên cứu tại Đại họ… Read More
  • Cú sốc của những người đàn ông mất vợ chỉ vì ác khẩuThấy vợ nhắc uống ít rượu vì lát phải lái xe đường xa, anh Toàn quắc mắt quát "Câm mồm. Biến ra chỗ khác". (Ảnh minh hoạ). Vợ chồng anh Toàn (Cầu Giấy, Hà Nội) kết hôn 9 năm, đã có hai con, một bé trai 8 tuổi và một bé gái 5… Read More
  • Đàn ông hay nhậu đừng để bụng to'Vòng bụng càng to, vòng đời càng ngắn' là lời dạy hết sức chí lý của ông bà xưa. Mỡ bụng gắn liền với nguy cơ mắc nhiều bệnh Nhiều người khoái hẹn nhau ở quán nhậu để dễ nói chuyện, nên dần dần thành thói quen khó bỏ, tuần … Read More
  • Bốn cách dạy trẻ về tiền bạcCấp tiền tiêu vặt hàng tháng, chuẩn bị ba lọ "Chi tiêu", "Tiết kiệm" và "Chia sẻ" giúp trẻ hình thành tư duy về tiền bạc. Trẻ nên được học về tiền bạc từ sớm. Ảnh: Shutterstock Trẻ nên được dạy về tiền bạc từ sớm. Thông thườ… Read More