5/10/18

Dịch bệnh tay chân miệng: Những biện pháp phòng tránh hiệu quả ai cũng cần phải biết

Thời điểm giao mùa cũng là lúc bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng, người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn cần nắm rõ những biện pháp phòng tránh căn bệnh này.

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan - Ảnh minh họa: Internet
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan - Ảnh minh họa: Internet

» Khẩn trương phòng chống bệnh lây nhiễm trong trường học
» Hà Nội: Hơn 1.600 ca tay chân miệng, nhiều ca biến chứng nặng
» Dịch bệnh “tay chân miệng” bùng phát: Liệu có sự biến đổi chủng virus gây bệnh?
» Trẻ mắc tay chân miệng đông, dùng căng tin làm nơi chữa bệnh

Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc phải, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Sức đề kháng ở cơ thể người lớn thường mạnh hơn nên khó mắc bệnh hơn nhưng những trường hợp mắc bệnh lại nguy hiểm và dễ gặp nhiều biến chứng hơn.

Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, có thể lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng…

Người mắc bệnh tay chân miệng thường có triệu trứng sốt cao, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da. Trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chính vì vậy, bạn cần phải biết những biện pháp phòng tránh căn bệnh này càng sớm càng tốt:

Những biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quảRửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn, cũng như sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ.

Rửa tay xà phòng nhiều lần trong ngày - Ảnh minh họa: InternetĐảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống

Bạn phải đảm bảo việc ăn chín, uống chín để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Tất cả vật dụng ăn uống phải được rửa sạch trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống, đồ chơi chưa được khử trùng.

Vệ sinh bát đũa sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà bằng xà phòng để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh cho trẻ nhỏ.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ người mắc bệnh, tốt nhất không cho trẻ tiếp xúc để tránh nguy cơ lây bệnh. Nguyên nhân là do căn bệnh này rất dễ lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ… Bên cạnh đó, trong thời gian dịch bệnh hoành hành, bạn nên tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng, đông người.

Tránh đưa trẻ đến nơi đông người khi dịch bệnh đang hoành hành - Ảnh minh họa: Internet

Khi phát hiện trẻ hoặc bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Related Posts: