10/10/18

Bí quyết phục hồi nhanh sau sinh mổ, mẹ nên nhớ

Việc phục hồi cho các bà mẹ sau sinh mổ rất cần thời gian và sự kiên trì bởi sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và cần hàng tháng để hồi phục, không thể vài ngày…

Bí quyết phục hồi nhanh sau sinh mổ, mẹ nên nhớ
ảnh minh họa

Hồi phục sau sinh mổ là một quá trình cần thời gian và sự kiên nhẫn. Tinh thần thư thái, suy nghĩ tích cực và biết cách chăm sóc bản thân sẽ giúp các mẹ mau chóng hồi phục. Mẹ cần phải theo dõi vết mổ ít nhất trong 6 tuần. Dưới đây là thông tin hữu ích mẹ nên nhớ.

1. Sử dụng thuốc sau khi mổ

Khi xuất viện bác sĩ sẽ kê cho bạn 1-2 loại thuốc giảm đau. Bất kể các mẹ có thể chịu đựng được các cơn co thắt, đau nhức, đau đầu… hay không, việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ là điều cần thiết. Bởi sau khi sinh, bụng của mẹ sẽ rất đau nhức, khó chịu nên việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp mẹ đỡ mất sức và mệt mỏi hơn. Uống thuốc giảm đau đúng giờ để giảm bớt và kiểm soát các cơn đau dù mẹ cho rằng mình không thực sự cần nó.

2. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Một số bác sĩ sẽ yêu cầu người mẹ tự đo nhiệt độ sau mỗi 24 giờ để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để xem có cần làm như vậy hay không.

Ngoài ra, cũng phải lưu tâm đến các dấu hiệu nhiễm trùng khác, như sưng, đau dữ dội, vệt đỏ ở vết mổ hoặc rét run. Liên lạc với bác sĩ hoặc đến ngay phòng cấp cứu nếu các triệu chứng này xuất hiện.

3. Nghỉ ngơi nhiều

Nghỉ ngơi là điều cốt yếu để hồi phục sau bất kỳ phẫu thuật nào. Tuy nhiên đối với nhiều bậc cha mẹ mới sinh con, việc nghỉ ngơi gần như không thể khi có mặt một em bé sơ sinh sơ sinh trong nhà. Trẻ sơ sinh giờ giấc rất thất thường và có thể chỉ ngủ 1 hoặc 2 giờ mỗi lần.

Người mẹ nên luôn cố gắng ngủ khi bé ngủ, hoặc có người nhà giúp đỡ để có thể tranh thủ chợp mắt.

Bạn sẽ rất dễ cảm thấy choáng ngợp bởi việc nhà hoặc tiếp đón khách khứa. Nhưng hi sinh giấc ngủ cho việc nấu nướng hoặc dọn dẹp nhà cửa có thể gây tổn hại cho sức khỏe của bạn. Sẽ hợp lý hơn nếu cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt

4. Kiên nhẫn với các chức năng của cơ thể

Sinh mổ có thể ảnh hưởng một số chức năng của cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết được điều này. Bộ phận “đình công” đầu tiên có thể là bàng quang, và mẹ có thể cảm thấy ngay sau khi sinh. Không chỉ cảm thấy khó khăn khi đi tiểu, nhiều người cũng sẽ gặp vấn đề với việc xì hơi và “đi nặng”.

Trong suốt ca mổ, ổ bụng của mẹ sẽ chứa đầy khí và hơi nên chúng ta sẽ cần dùng đến thuốc chống đầy hơi để loại trừ bớt chúng. Nếu gặp khó khăn trong việc đại tiện, mẹ nên nói với bác sĩ, y tá chăm sóc để họ có hướng hỗ trợ phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau, bôi trơn và dễ đại tiện hơn.

5. Khả năng đi lại

Điều cuối cùng xuất hiện trong đầu mẹ sau ca mổ là ngồi dậy và rời khỏi giường bệnh. Cảm giác đau nhức cùng với việc đang truyền thuốc sẽ khiến mẹ cho phép mình được nằm yên trên giường. Tuy nhiên, việc này không tốt đâu mẹ nhé!

Việc ngồi dậy vận động sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất tốt, dù cho cảm giác lần đầu ngồi dậy đi lại sau khi sinh mổ là cực kỳ đau đớn, nhưng bù lại nó sẽ giúp tiến trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, đi bộ có thể giúp giữ gìn vóc dáng và duy trì sức khỏe tâm thần tốt.

Bên cạnh đó việc tập bước lên xuống cầu thang sẽ giúp cho việc hồi phục mau hơn. Khi lên cầu thang, mẹ thử quay lưng lại rồi đi lên từ từ. Việc này sẽ giúp cho các cơ bụng đỡ đau hơn và giúp bạn không cần phải đứng thẳng người.

6. Làm bạn với gối

Ôm gối khi cười hay ho sẽ giúp hạn chế các chuyển động cơ bụng, nhờ đó mẹ sẽ đỡ đau hơn. Chèn nhiều gối xung quanh khi ngủ để hạn chế việc lăn qua lăn lại làm vết thương va chạm với vật cứng, chỗ cứng trên giường. Ngoài ra đặt một cái lên bụng để giảm đau lúc ho hay ngáp… Khi cho bé bú, dùng gối kê đỡ, nhờ đó bé sẽ được ở sát bụng và gần vú mẹ hơn.

Những lời khuyên sau đây có thể giúp quá trình hồi phục sau mổ đẻ diễn ra nhanh hơn:

7. Nhờ giúp đỡ

Chăm sóc em bé sơ sinh đòi hỏi nhiều công sức. Việc chăm sóc em bé sau một ca phẫu thuật lớn có thể khiến bạn kiệt sức, và không phải tất cả những người mẹ mới sinh đều có thể xoay xở làm điều này một mình. Hãy nhờ sự iúp đỡ của chồng, hàng xóm, người thân hoặc bạn bè.

Sẽ rất hữu ích nếu tìm được người giúp nấu nướng hoặc trông em bé trong khi người mẹ nghỉ ngơi hoặc tắm gội.

8. Xử lý cảm xúc

Sinh con có thể là một trải nghiệm cảm xúc cho tất cả những người tham gia.

Những người mẹ sinh cấp cứu hoặc sinh con sau chấn thương, cũng như những người phải mổ đẻ dù không muốn, có thể phải xử lý những cảm xúc khó khăn về ca sinh.

Những cảm xúc mới này có thể làm cho quá trình chuyển sang làm cha mẹ trở nên khó khăn hơn so với những người khác, và có thể gây ra những cảm giác dằn vặt và xấu hổ.

Nhiều người sẽ được lợi nếu được giúp đỡ để xử lý những cảm xúc này.

Hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ trị liệu. Nhận hỗ trợ sớm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và có thể giúp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh được điều trị nhanh hơn.

9. Chống táo bón

Sự kết hợp của thay đổi nội tiết tố, cơ bụng yếu, và nằm nhiều có thể dẫn đến táo bón. Táo bón nặng có thể gây đau và việc rặn có thể làm tổn thương vết mổ.

Uống nhiều nước và hỏi bác sĩ về việc uống các thuốc nhuận tràng. Ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, như trái cây và rau, có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

10. Nhận sự hỗ trợ để nuôi con bằng sữa mẹ

Đẻ mổ có liên quan đến nguy cơ cao gặp khó khăn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp cha mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thành công, ngay cả khi gặp phải những thách thức, chẳng hạn như phải tách khỏi em bé sau khi sinh. Nếu việc nuôi con bằng sữa mẹ không thuận lợi, người mẹ nên nhờ sự giúp đỡ.

Nếu người mẹ còn đang bị đau, hãy ngồi trong một chiếc ghế thoải mái, có tựa và sử dụng đệm cho con bú, hoặc cho con bú ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng có thể giúp cho con bú dễ dàng hơn.

11. Tìm sự giúp đỡ cho các vấn đề lâu dài

Một số phụ nữ bị đau kéo dài sau mổ đẻ. Một số khác bị yếu cơ, tiểu không tự chủ hoặc trầm cảm. Những vấn đề này là phổ biến, và không nên cảm thấy xấu hổ nếu bị như vậy. Cũng không cần thiết phải im lặng chịu đựng.

» Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp
» Thức ăn nhanh có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Related Posts:

  • Cứ kiên trì áp dụng kế hoạch ăn kiêng này trong vòng 1 tuần, ...Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp giảm cân nhanh chóng và dễ dàng, chế độ ăn kiêng trong vòng 7 ngày sau đây của Boldsky sẽ là lựa chọn tuyệt vời. ảnh minh họa Để giảm cân vượt trội và nhanh chóng trong vòng 1 tuần, bạn nên … Read More
  • Miếng lót giầy y khoa không ‘thần thánh’ như nhiều người nghĩTheo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, miếng lót giầy y khoa có nhiều tác dụng nhưng đây không phải là dụng cụ hỗ trợ "thần thánh" và cũng có nhiều hạn chế. Lót giầy y khoa không thần thánh như nhiều người nghĩ Một nghiê… Read More
  • Ăn chuối không lo đuối sứcBổ sung kali. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng có trong mọi tế bào của cơ thể, được dùng để tạo ra điện tích giữ các tế bào hoạt động chính xác. Ảnh minh họa Ăn chuối cũng giữ cho nhịp tim ổn định, kích thích giải phóng ins… Read More
  • Bao cao su thế hệ mới tự bôi trơn 1.000 lầnBao cao su thế hệ mới với lớp phủ đặc biệt, cho phép tự bôi trơn đến 1.000 lần. Bao cao su thế hệ mới (phải) trơn hơn hẳn loại thông thường Các nhà khoa học ĐH Boston (Mỹ) dưới sự tài trợ của quỹ Bill&Melinda vừa công bố… Read More
  • Tiền hồ trị viêm phế quảnTiền hồ còn gọi là quy nam; thuộc dạng cây thảo, cao 0,7-1,4m, mọc thẳng đứng, trên có phân nhánh, trên thân có khía dọc. Tiền hồ Lá ở gốc cây lớn, cuống dục có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. … Read More