3/9/18

Tại sao bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt?

Thiếu máu khi mang thai có thể gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nên, khi mang thai, chị em cần được bổ sung sắt để tăng cường lượng sắt lưu trữ cho quá trình sinh nở.

Tại sao bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt?
ảnh minh họa

Tôi đang mang thai ở tháng thứ 4. Trước khi mang bầu tôi đã đi kiểm tra sức khỏe và kết quả không bị thiếu máu. Tuy nhiên, từ hồi mang thai tôi luôn thấy mệt mỏi, cảm giác người yếu, chóng mặt. Mẹ chồng tôi bảo tôi bị thiếu máu và cần phải bổ sung sắt, nhưng trước đó vài tháng tôi đi khám không bị thiếu máu. Có phải khi mang bầu sẽ bị thiếu máu, thiếu sắt không và tôi có nên uống bổ sung sắt? (Chị Thanh Nga – Hà Đông, Hà Nội)

PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết: Để tạo máu, sắt là yếu tố rất cần thiết, ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều thành phần của các men quan trọng trong cơ thể và cùng với protein tạo thành huyết sắc tố.

Khi có thai, chị em cần tăng cường sắt để đáp ứng nhu cầu tăng thể tích cho thai nhi, rau thai và tăng khối lượng máu của bà mẹ. Ảnh minh họa

Hàng ngày cơ thể cần một lượng sắt để thay thế những mất mát sinh lý và đáp ứng với nhu cầu dinh dưỡng của con người. Khi mẹ có thai thì cần tăng cường sắt để đáp ứng nhu cầu tăng thể tích cho thai nhi, rau thai và tăng khối lượng máu của bà mẹ. Nếu ăn không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Mà bà bầu thường hay bị nghén, thể chất và khẩu vị thay đổi dẫn đến ăn uống không đủ chất, ảnh hưởng sức khỏe và dễ gây thiếu máu, thiếu sắt.

Để biết được cơ thể có bị thiếu máu, thiếu sắt không thì thai phụ cần đi thăm khám bác sĩ. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu xem thai phụ có bị thiếu máu hay không. Các xét nghiệm này sẽ đo lượng hồng cầu để xác định tỉ lệ hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.

Khi mới mang thai có thể chưa thiếu máu nhưng thai phụ cũng có thể bị thiếu sắt ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, cần xét nghiệm máu vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, nếu hai chỉ số này hạ quá thấp sẽ không tốt cho sức khỏe của bà mẹ và em bé.

Vì thế, ngoài chế độ ăn hàng ngày có sắt và vitamin C để làm tăng hấp thu sắt, người ta còn bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai theo chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng loại viên sắt có chứa 60 mg sắt sulfat kết hợp với 0,4mg acid folic (1 viên / ngày) trong suốt thời gian mang thai và một tháng sau đẻ.

» Tắm cho trẻ bị mắc sởi như thế nào là đúng?
» Trẻ có những thói quen xấu, cha mẹ phải làm sao?

Related Posts:

  • Tiết lộ suy nghĩ của chồng về ‘chuyện ấy’ lúc vợ mang thaiPhụ nữ muốn biết chồng nghĩ gì về cơ thể của mình khi mang thai, hãy đọc bài viết dưới đây! Phụ nữ mang thai “đẹp lạ” và rất quyến rũ. (ảnh minh họa) Trong thời gian bầu bí, chắc chắn chị em có hàng tá những thắc mắc như: “… Read More
  • Căng thẳng vì chồng thưởng Tết gấp 15 lần vợChỉ 1 tuần nữa là Tết ông Công ông Táo, nửa tháng nữa là Tết Nguyên Đán vậy mà không khí trong gia đình tôi vẫn rất buồn tẻ. Hai vợ chồng vừa cãi nhau một trận tơi bời... ảnh minh họa Năm nay cơ quan tôi làm ăn khá, mỗi nhâ… Read More
  • Ăn trứng thường xuyên tốt cho não bộĂn trứng thường xuyên có thể giúp tăng cường chức năng não, theo nghiên cứu mới công bố. Ăn trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao. Trứng có chứa nhiều cholesterol và các nghiên cứu trước đây cho rằn… Read More
  • Mẹ bầu dùng thuốc ợ chua, con dễ mắc hen suyễnCác mẹ bầu dùng thuốc chống ợ chua có thể đã vô tình đẩy em bé vào nguy cơ mắc chứng hen suyễn, theo một kết quả nghiên cứu vừa được công bố. Ợ chua là một bệnh phổ biến ở sản phụ. Thống kê trên 1.3 triệu em bé cho thấy, nh… Read More
  • Cấm kỵ ‘cho vào miệng’ những thực phẩm này ngày TếtKhông phải thực phẩm tươi sống nào cũng an toàn thậm chí còn có tác dụng ngược lại ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Sứa chứa độc vì vậy đây là thực phẩm nguy hiểm nếu ăn sống. Ảnh minh họa Sứa sống chứa độc tố Thông tin tr… Read More