3/9/18

5,9 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 8 tháng

Tính đến tháng 8 năm 2018 tổng số vốn FDI đổ vào bất động sản đạt 5,9 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp tục đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

5,9 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 8 tháng
ảnh minh họa

Đây là nội dung tại báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Theo đó, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực đứng đầu trong thu hút vốn FDI với 10,72 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,9 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư. Trong đó lĩnh vực bất động sản được các nhà đầu tư Nhật đặc biệt chú ý.

Trước đây, thị trường bất động sản không được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm. Nhưng vài năm trở lại đây nguồn vốn Nhật lại rót mạnh vào bất động sản Việt Nam thông qua nhiều dự án lớn.

Mới đây, Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội, có tổng vốn 4,138 tỷ USD do doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất nửa đầu năm 2018.

Một thương vụ đáng chú ý khác vừa diễn ra đó là việc Công ty bất động sản Nomura Real Estate (Nhật Bản) đã công bố mua 24% cổ phần cao ốc Sun Wah Tower ngay trung tâm quận 1, TP.HCM.

Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,16 tỷ USD, chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,47 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư.

Hà Nội dẫn đầu trong 59 tỉnh, thành phố về thu hút nhiều vốn nhất với tổng số vốn đăng ký 5,93 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 4,42 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,17 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư.

Hiện nay, cả nước có 1.918 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 13,48 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2017 và có 736 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,58 tỷ USD, bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, có 4.551 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 5,28 tỷ USD, tăng 50,9% so với cùng kỳ 2017.

» Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh dự án Metro tại TP.HCM
» Những bất ổn trên thị trường địa ốc

Related Posts:

  • Chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2018 đã được cải thiệnDựa vào tình hình kinh tế quý I/2018 và diễn biến tình hình kinh tế thế giới, kết quả trong cải thiện môi trường kinh doanh, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, người phát ngôn Bộ Kế hoạch và Đầu tư … Read More
  • Gỡ “thẻ vàng” có thể được xem xét vào tháng 1.2019Mới 3.000 tàu có gắn thiết bị định vị trong tổng số khoảng 33.000 tàu đánh bắt xa bờ cho thấy những khó khăn trong việc khắc phục thẻ vàng từ EC đối với hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên của Việt Nam vì chưa tuân thủ các … Read More
  • Siết mua trái phiếu đảo nợ ngân hàngThời gian qua đã có một số ngân hàng lợi dụng kẽ hở mua trái phiếu nhằm cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ bị chặn lại bởi quy định mới đây của NHNN. CTCP Hoàng Anh Gia Lai vừa thông báo p… Read More
  • Hoàng Anh Gia Lai dừng mảng cọ dầu, dồn lực trồng cây ăn tráiRừng cọ trồng từ năm 2012, đã xây xong nhà máy nhưng Bầu Đức vẫn quyết định tạm dừng, dồn sức cho cây ăn trái. Rừng cọ của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào. Ảnh: H.T Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia… Read More
  • Tái diễn nguy cơ khủng hoảng tài chínhMặc dù những tín hiệu hiện tại khá giống như trước hai cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và 2007- 2008, nhưng nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính mới xem ra lại không nhiều. ảnh minh họa Năm 1997, khủng hoảng tài chính c… Read More