Cùng với Lazada.vn, mới đây, một hệ thống thương mại khác đến từ Tập đoàn Alibaba của Jack Ma – Aliexpress – cũng vừa vào thị trường Việt Nam thông qua ký kết hợp tác với CTCP Đầu tư Công nghệ OSB.
Ảnh minh họa
Aliexpress cũng là một nền tảng thương mại điện tử thuộc Tập đoàn Alibaba, được ra mắt vào năm 2010. Aliexpress.com là một trong những website thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc, là một trong những trang web chủ lực của tập đoàn Alibaba.
Tương tự Lazada cung cấp hệ thống B2C, Aliexpress ưu thế hơn bởi mạng lưới hoạt động toàn cầu, trong khi Lazada dừng lại tại khu vực Đông Nam Á.
Hiện, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành một kênh quan trọng cho giới xuất khẩu, thực tế cũng ghi nhận 32% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến (theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017).
Một trong số các hệ thống có thể kể đến là Chotot.com, Lazada.vn, Vatgia.com, muaban.net, Tiki.vn, Sendo.vn… đều nhận được số lượng truy cập lớn tại Việt Nam.
Thương mại điện tử là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Internet
Xuất khẩu đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, những rủi ro tiềm ẩn hiện hữu lại tăng độ nghi ngờ về mức độ hoàn thành chỉ tiêu năm 2018. Một trong những điểm mấu chốt khiến cho ngành xuất khẩu "nhạy cảm" chính là việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nhiều hệ thống thương mại điện tử B2C gia nhập sẽ khiến doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng được khách hàng, giảm tỷ trọng tại Trung Quốc khi cơ hội tiếp cận với toàn cầu cao hơn.
» Những tỷ phú trẻ ở làng hoa mới Xuân Quan
» Sự trở lại mạnh mẽ của trà bí đao, sá xị con cọp, diêm Thống Nhất