6/7/18

Say nắng có thể dẫn tới tử vong, cần thuộc lòng những điều này khi ra đường ngày nắng nóng

Trong những ngày nắng nóng như hiện nay rất dễ xảy ra hiện tượng say nắng. Theo các chuyên gia y tế, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tử vong.

Say nắng dẫn tới đột quỵ, tử vong người dân cần cảnh giác khi ra đường lúc trời nắng gắt.
Say nắng dẫn tới đột quỵ, tử vong người dân cần cảnh giác khi ra đường lúc trời nắng gắt.

Say nắng có thể dẫn tới tử vong

Newsweek dẫn nguồn tin từ giới chức Canada cho biết, nắng nóng kỷ lục kéo dài mấy ngày qua đã khiến ít nhất 33 người đã thiệt tại khu vực phía Nam của bang Quebec.

Cũng theo nguồn tin trên, số người tử vong tăng mỗi ngày trong tuần, hầu hết các nạn nhân có tuổi dao động từ 50 tới 80. Giới chức bang đánh giá đây là một trong những đợt nắng nóng tồi tệ nhất tại đây trong hàng chục năm qua.

Tại Việt Nam, nắng nóng kỷ lục cũng kéo dài cũng khiến 2 người tử vong tại . Cụ thể, vào trưa 5/6, một phụ nữ ngoài 60 tuổi điều khiển xe máy lưu thông trên phố Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) theo hướng đi Hoàng Cầu. Đến gần ngã tư Xã Đàn - Nam Đồng, bà tạt xe vào lề đường rồi ngồi bệt xuống vỉa hè giữa trời nắng nóng sau đó đã tử vong. Chiều cùng ngày người dân huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng phát hiện một nam giới bất tỉnh ven trục đường qua thôn Lễ Pháp nên lực lượng chức năng. Sau khi xác nhận của lực lượng chức năng huyện Đông Anh được biết, nạn nhân là một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, trên cánh tay có hình xăm và qua đời nghi do nắng nóng.

Say nắng nguy hiểm thế nào?

Liên quan tới các vụ đột tử do nắng nóng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, trong thời tiết nắng nóng nếu thường xuyên làm việc dưới sự tác động trực tiếp của tia nắng mặt trời vào gáy sẽ rất dễ bị say nắng.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội giải thích thêm, say nắng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân có thể gây stress với cơ thể. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức như hầm lò, trong phòng kín..., hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ khi chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài... sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh.

Một đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước và điện giải lớn nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng về hiện tượng khi bị say nắng đó là da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

Tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian tiếp xúc mà say nóng, say nắng có các biểu hiện nặng hay nhẹ như: ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Cách xử trí tại chỗ cho người bị say nắng

Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, nếu gặp một người bị say nắng người dân cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế. Sau đó, hãy chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha ít muối, chườm lạnh bằng khăn ướt, mát ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

» Nhận biết sớm viêm màng dạ con sẽ tránh nguy cơ vô sinh
» Cách đơn giản đẩy lùi nhiệt miệng

Related Posts:

  • 10 loại thực phẩm nên tránh trước khi ‘yêu’​Đồ ăn, thức uống có tác động trực tiếp đến chất lượng "cuộc vui" của bạn.Thực phẩm có thể là bài thuốc hữu ích giúp "cuộc yêu" của bạn thăng hoa nhưng một số loại sẽ khiến bạn giảm ham muôn, thậm chí "chưa đến chợ đã hết tiề… Read More
  • Bạn đã sơ chế măng tươi đúng cách?Măng tươi là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc. Hương vị của loại thực phẩm này khá lạ miệng nên rất được ưa chuộng. Nhưng trong măng tươi lại có một hàm lượng độc tố đáng kể, nếu không sơ chế đúng cách sẽ rất ngu… Read More
  • Những thực phẩm hại thận bạn vẫn vô tư dùng hằng ngàyHằng ngày chúng ta vẫn vô tư thưởng thức không ít những thực phẩm, sản phẩm khiến thận "chết mòn" mà không hề hay biết. ảnh minh họa 1. Đồ uống giải khát Mức độ pH bình thường của cơ thể con người là 7,2. Tuy nhiên, nhiều l… Read More
  • Có nên ăn ốc khi mang thai?Theo quan niệm dân gian, người mẹ khi mang thai không nên ăn ốc vì dễ sinh ra em bé bị rớt dãi. Có nên ăn ốc khi mang thai? Tôi đang mang thai con đầu lòng được 4 tháng. Tôi rất thích ăn ốc luộc nhưng mẹ chồng tôi nói … Read More
  • Đau khi ‘yêu’ là biểu hiện của những căn bệnh cực nguy hiểm mà phụ nữ hay bỏ quaSự đau đớn khi "yêu" do nhiều nguyên nhân. 1/10 phụ nữ bị đau trong hoặc sau khi quan hệ. Vấn đề này ngày càng trở nên phổ biến hơn so với trước đây. ảnh minh họa Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí khoa sản và phụ kho… Read More