2/7/18

Chuyện tình oan trái khuynh đảo ngai vàng của vị hoàng đế đồng tính Trung Hoa

Vẻ đẹp của chàng khiến nhiều người phải tò mò lui tới để chiêm ngưỡng. "Tình sử" của tác giả Phùng Mộng Long miêu tả về vẻ đẹp của Hàn Tử Cao như sau: "dung mạo tuyệt mĩ, da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đệ nhất mỹ nam với dung mạo “thần tiên”

Theo Chinese Today, Hàn Tử Cao hay dã sử còn gọi là Trần Tử Cao vốn tên thật là Man Tử. Hàn Tử Cao là người Sơn Âm, Lương Triều, vốn xuất thân từ một gia đình nông dân, mưu sinh bằng nghề đóng giày.

Dù có xuất thân nghèo khó song diện mạo của Hàn Tử Cao vô cùng khôi ngô tuấn tú, tương truyền diện mạo của chàng đẹp đẽ, sáng tươi như ngọc, tóc mượt đen dài, mắt đẹp mày tằm.

Vẻ đẹp của chàng khiến nhiều người phải tò mò lui tới để chiêm ngưỡng. "Tình sử" của tác giả Phùng Mộng Long miêu tả về vẻ đẹp của Hàn Tử Cao như sau: "dung mạo tuyệt mĩ, da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú".

Thậm chí, theo nhiều ghi chép, vẻ đẹp của Hàn Tử Cao khiến cả nam giới lẫn nữ giới đều động lòng, đặc biệt là với các thiếu nữ. Song, những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chàng vẫn không khiến người nghe có thể tưởng tượng được như các câu chuyện người ta không ngừng truyền tai nhau về Hàn Tử Cao.

Thời thế loạn lạc, bạo loạn nổi lên khắp nơi, giặc thường xuyên cướp bóc khiến Hàn Tử Cao phải cùng cha mình đi đây đi đó kiếm sống. Trong chuỗi những ngày nay đây mai đó, Hàn Tử Cao không ít lần gặp thảo khấu, cũng như loạn quân. Sử sách đã ghi lại, có những phút sinh tử, đao kiếm kề ngay cổ song Hàn Tử Cao vẫn bình an nhờ vào dung mạo được ví như "thần tiên".

Có lần khi đang ngồi đóng giày, Hàn Tử Cao thấy ầm ầm ngựa phi, tiếng kêu khóc ngày càng gần, khi ngẩng lên đã thấy đao sắp kề vào cổ. Thế nhưng lúc Hàn Tử Cao nhìn vào mắt kẻ định giết mình thì thanh đao đột nhiên dừng lại. Vẻ đẹp của chàng đã khiến tên cướp không thể nào ra tay.

Nhiều chuyện được tương truyền rằng nhiều tên cướp khi nhìn thấy vẻ đẹp của Tử Cao thậm chí vứt bỏ binh khí vì không nỡ làm tổn thương chàng dù là một sợi tóc, kéo chàng chạy trốn khỏi đám hỗn loạn.

Mối tình đồng tính khuynh đảo ngai vàng

Một ngày nọ, khi Hàn Tử Cao đến phủ Thái thú xin giấy thông hành để về thăm quê nhà thì gặp Trần Tây, cháu trai của vua Trần Bá Tiên, sau này chính là vua Trần Văn Đế. Trần Tây khi đó là quan Ti Không Thái thú, thấy dung mạo rạng ngời của Hàn Tử Cao bỗng động lòng mê muội.

Trần Tây liền bước đến chỗ Hàn Tử Cao lấy tay nâng mặt chàng lên và hỏi: "Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?". Tử Cao tin người đàn ông trẻ tuổi anh tuấn trước mặt có thể mang đến may mắn cho mình liền gật đầu đồng ý. Khi đó, Hàn Tử Cao mới 16 tuổi, Trần Tây cũng chỉ mới 22.

(Ảnh minh họa)

Sau khi vào cung Nam Triều, Hàn Tử Cao dốc lòng hầu hạ Trần Tây. Vẻ đẹp dịu dàng của Hàn Tử Cao khiến Trần Tây không thể rời mắt. Họ quấn quýt nhau như hình với bóng, bất chấp những lời gièm pha của những người xung quanh.

Trần Tây cũng đã đổi tên từ Man Tử của chàng thành Tử Cao vì cho rằng cái tên thật của chàng quá tầm thường. Thậm chí, Trần Tây còn hứa hẹn với Tử Cao rằng: "Nếu sau này ta làm vua, sẽ lập ngươi làm hoàng hậu, giang sơn này là của riêng đôi ta".

Trần Tây có hai tật xấu nổi tiếng được ghi chép lại, một là thích đánh người và hai là không ngủ qua đêm ở phòng của bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, kể từ khi có Hàn Tử Cao, Trần Tây đã phá lệ, thường xuyên đến phòng của Hàn Tử Cao ngủ qua đêm.

Tình cảm ngày một thắm thiết, sau khi lên ngôi, Trần Tây muốn thực hiện lời hứa sắc phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu. Song ngay khi thông tin này truyền ra ngoài, triều đình đã vô cùng kinh ngạc. Trước sức ép của các quan trong triều, Trần Văn Đế đành từ bỏ việc không lập nam hoàng hậu.

Không lâu sau Trần Văn Đế lâm bệnh nặng. Tử Cao là người đã luôn túc trực bên vua, ngày đêm chăm sóc như một người vợ thực thụ từ chuyện ăn cơm, uống thuốc. Trước lúc lâm chung, Trần Văn Đế đuổi hết mọi người ra ngoài, chỉ giữ Tử Cao ở bên mình để nói những lời ly biệt.

Ngôi mộ phát hiện năm 2016 được cho là mộ của Trần Tây và Trần Tử Cao.

Năm 566, Trần Văn Đế qua đời. Trước ngôi mộ của Trần Văn Đế là tượng hai con kỳ lân đều là con đực để chứng tỏ tình cảm của mình dành cho Tử Cao. Sau khi Trần Văn Đế qua đời, em trai ông là Trần Tu đã gán tội mưu phản để xử chết Hàn Tử Cao.

» Danh hiệu di sản thế giới có cứu nghề tranh Đông Hồ?
» Nhiều hy vọng cho phát triển làng nghề truyền thống