Tổng thống Assad cho thấy đã sẵn sàng xé bỏ thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria, có thể làm hỏng nước cờ của Tổng thống Putin...
Bộ đôi Assad - Putin đã bắt đầu có sự lệch pha trong ván cờ Syria
Quân đội Syria sẵn sàng tấn công phe nổi dậy ở miền Nam nước này
Reuters đưa tin, ngày 13/6, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cho biết, chính phủ của ông dù đang theo đuổi một giải pháp chính trị với lực lượng nổi dậy ở phía tây nam Syria, nhưng đã sẵn sàng sử dụng vũ lực, nếu điều này thất bại.
“Chúng tôi đang cho quá trình thương lượng một cơ hội. Nếu điều đó không thành công, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc giải phóng bằng vũ lực”, ông Assad nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức al-Alam của Iran.
Các lực lượng trung thành với Tổng thống Assad đã giành lại quyền kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ từ các phiến quân nổi dậy với sự hỗ trợ của không quân Nga và lực lượng do Iran hậu thuẫn. Ông Assad nhiều lần cam kết sẽ giành lại "từng tấc đất".
Phía tây nam Syria, giáp với Jordan và vùng Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, là một trong những vùng lãnh thổ vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Syria, sau 7 năm xung đột đẫm máu.
Sau khi khải hoàn ca ở Damascus và miền trung đất nước, chính quyền Syria đã có kế hoạch hướng tới phía tây nam, tuy nhiên, việc giải phóng vùng lãnh thổ này phức tạp hơn các khu vực khác.
Không phải vì lực lượng nổi dậy ở tây nam Syria có tiềm lực mạnh hay sử ủng hộ của Mỹ cho lực lượng nổi dậy được tập trung mạnh ở đây, cũng không phải chúng nắm trong hành lang nguy hiểm của Israel, mà vấn đề nằm ở tình trạng ngừng bắn ở đây.
Xin nhắc lại, tháng 7/2017, tình chiến sự tại Syria diễn biến phức tạp sau khi Mỹ điều chiến lược quân sự tại các chiến trường, trao toàn quyền cho Lầu Năm Góc, mà việc tấn công có thể được tiến hành chỉ cần nhận diện đối phương có ý định thù nghịch.
Hành động và phương châm hành động của Mỹ như một sự mở đường cho những hành động quân sự của Israel, mà được cho là quyết liệt nhất với Syria sau 6 năm Tel Aviv thể hiện sự trung lập trong cuộc chiến đẫm máu này.
Thực tế đó khiến thái độ thù địch giữa hai phe Nga - Mỹ tại chiến trường Syria ngày một tăng cao, đến mức giới phân tích đã đưa ra dự báo về một cuộc tấn công quân sự toàn diện của Mỹ với Syria có thể xảy ra.
Trước bối cảnh đó, trong cuộc gặp lần đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Đức, Nga và Mỹ đã thảo luận và đi đến thống nhất bảo trợ cho một thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria.
Cho đến nay, thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria vẫn còn giá trị và Washington vẫn xem đó là cơ sở pháp lý ngăn chặn quân đội Syria sử dụng vũ lực thực hiện việc giải phóng vùng lãnh thổ phía tây nam Syria.
Bộ đôi Trump - Putin lấn đầu gặp nhau và đã thống nhất bảo trợ cho một thoả thuận ngừng bắn ở nam Syria
"Washington đã lên tiếng lo ngại về khả năng một cuộc tấn công của quân đội Syria diễn ra ở đó và cảnh báo về việc sẽ sử dụng các biện pháp quyết liệt và phù hợp để đối phó với bất kỳ hành vi vi phạm ngừng bắn nào", theo Reuters.
Như vậy, việc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad có ý định tấn công và tiến hành tấn công quân sự vào khu vực phía tây nam, nếu thương lượng thất bại, đã như một sự vi phạm thoả thuận ngừng bắn được cả Mỹ và Nga bảo trợ.
Sẵn sàng xé thoả thuận ngừng bắn ở nam Syria, ông Assad gây khó cho ông Putin?
Có thể thấy rằng, việc Washington hợp tác với Moscow, mà kết quả là cùng kiến tạo và bảo trợ cho một lệnh ngừng bắn tại nam Syria, được cho là một nước đi đa tác hiệu của Washington khi đó.
Thứ nhất, thỏa thuận ngừng bắn đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của Mỹ trong ván cờ Syria, thậm chí ngang bằng với Nga - vốn được xem là thực thể có vai trò quyết định với chiến cuộc tại Syria và tiến trình chính trị cho đất nước Syria.
Về mặt quân sự, Washington đã chứng tỏ rằng chiến trường Syria không thể im tiếng súng nếu thiếu Mỹ. Nhiều lệnh ngừng bắn được Nga bảo trợ, nhưng chưa thể có được những khoảnh khắc im tiếng súng, song lần này thì có.
Thực tế đó khiến Mỹ trở thành nhân tố tối quan trọng cho hòa bình tại Syria. Nga và các đồng minh không thể kiến tạo hòa bình cho Syria nếu thiếu "yếu tố Mỹ". Do vậy, việc Nga phải hợp tác với Mỹ trở thành tất yếu và thực tế đã chứng minh điều này.
Về mặt chính trị, Washington đã chứng minh tất cả các giải pháp, các tiến trình, các thỏa thuận do Nga và đồng minh bảo trợ đều không hiệu quả, không thể tạo ra một khung pháp lý cho ván cờ Syria, từ đó không thể sắp đặt bàn cờ chính trị mới.
Mỹ đã chứng tỏ tại sao Hiến pháp cho Syria mà Nga soạn thảo lại không được chấp thuận, Mỹ cũng đã chứng tỏ Hòa đàm Astana chỉ là những nước đi tạm thời - ngay cả khi nó được xem là bước tiền trạm cho Hội nghị quốc tế Geneve về Syria...
Thoả thuận ngừng bắn là nước đi đa tác hiệu của Mỹ
Bằng hợp tác với Moscow kiến tạo một lệnh ngừng bắn tạo và chỉ cần tạo ra những khoảnh khắc im tiếng súng, Washington đã làm giảm giá trị nhiều nước đi Moscow đã thực hiện tại Syria - Mỹ đã là đồng đạo diễn với Nga chỉ sau một nước cờ.
Thứ hai, Mỹ đã đẩy Nga, Syria và các đồng minh vào bất lợi khi thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria có hiệu lực, bất kể việc tôn trọng thỏa thuận được kéo dài hay sớm bị vi phạm.
Thỏa thuận càng kéo dài thì càng giúp cho các đối tác được Mỹ bảo trợ có thêm các điều kiện củng cố lực lượng để chuẩn bị cho những diễn tiến mới. Phe đối lập Syria được Mỹ bảo trợ luôn ở thế yếu nên thời gian im tiếng súng với họ là cơ hội vàng.
Vì vậy, nếu thỏa thuận bị vi phạm thì sẽ do "phe Nga" hơn là "phe Mỹ" trong trường hợp này. Thực tế thỏa thuận ngừng bắn mà Nga và Mỹ đạt được có hiệu lực từ giữa trưa ngày 9/7 đã bị phá vỡ chỉ sau 1 ngày, mà bên vi phạm chính là Quân đội Syria.
Tình thế bất lợi cho phe Nga hơn rất nhiều so với trước khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. Bởi điều đó đã mở đường cho Mỹ có thể thực hiện các cuộc tấn công quân sự vào quân đội Syria bất cứ lúc nào mà không cần phải tìm cớ nữa.
Vũ khí hóa học rất khó tạo ra được cái cớ thuyết phục nên Washington để dành cho những nhà điều tra quốc tế, còn việc buộc đối phương vi phạm thỏa thuận ngừng bắn đã tạo ra cái cớ tốt hơn rất nhiều cho hành động quân sự của Mỹ tại Syria.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc Moscow kết hợp cùng với Washington bảo trợ cho thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria hồi tháng 7/2017 là một nước đi có chủ đích của Tổng thống Putin trong đó có việc làm giảm độ phức tạp của cuộc chiến Syria.
Và với Moscow việc bảo trợ thoả thuận ngừng bắn cũng là một nước đi đa tác hiệu, mà Tổng thống Putin được cho là đã dự liệu cho việc Mỹ có thể dính đòn "gậy ông đập lưng ông", khi đưa thoả thuận ngừng bắn vào tình trạng vô hiệu.
Assad có thể làm hỏng nước cờ của Putin
Bởi ở phía tây nam, quân đội Syria có sự hỗ trợ của lực lượng Iran và Hezbollah, đó được xem là nguyên nhân Israel phản đối thoả thuận ngừng bắn ở nam Syria và đã thực hiện các cuộc không kích vào khu vực này.
Khi quân đội Syria khải hoàn ca tại nhiều vùng lãnh thổ, tạo ra điều kiện tốt nhất cho một tiến trình chính trị, thì Tổng thống Putin đã lên tiếng kêu gọi quân đội nước ngoài triệt thoái khỏi Syria, mà được cho là có nhắm tới Iran và Hezbollah tại nam Syria.
Nếu Iran và Hezbollah rút, Israel sẽ không còn cớ tấn công vào khu vực này, khi đó thoả thuận ngừng bắn sẽ trở thành khung pháp lý cho một giải pháp chính trị tại nam Syria và những gì Mỹ khai thác được từ thoả thuận này sẽ không còn nữa.
Tuy nhiên, Tổng thống Assad và đồng minh Iran-Hezbollah đã không đáp ứng lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Nga, khi Tehran lên tiếng không rút quân, còn Damascus thì công khai khẳng định quân đội Iran và Hezbollah sẽ ở lại lâu dài trên nước Syria.
"Iran không có căn cứ quân sự ở Syria, giống như Nga. Nhưng nếu cần, chúng tôi sẽ không ngại đề xuất việc đó. Còn Hezbollah là một yếu tố cơ bản trong cuộc chiến này. Hezbollah, Iran sẽ ở lại Syria đến khi khủng bố bị tiêu diệt", ông Assad cho biết.
Với lập trường của Tổng thống Assad cho thấy Damascus đã sẵn sàng xé bỏ thoả thuận ngừng bắn tại nam Syria, có thể làm hỏng nước cờ của Tổng thống Putin là đưa thoả thuận này vào tình trạng bị vô hiệu và từ đó, ngăn chặn các nước đi của Mỹ.
» Bất ngờ Nga cảnh báo Na Uy gánh đòn từ lời mời quân Mỹ đổ bộ
» ¢Cần nhiều thời gian để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên