16/11/17

Chứng suy tĩnh mạch chân của giáo viên, dân văn phòng

Bệnh gây tê mỏi chân, nổi gân xanh ngoằn ngoèo sau bắp chân hoặc vùng mắt cá, có thể dẫn đến tắc hoặc viêm mạch.

 Giáo viên phải đứng nhiều giờ liên tiếp để giảng dạy, tạo ra áp lực lên đôi chân.
Giáo viên phải đứng nhiều giờ liên tiếp để giảng dạy, tạo ra áp lực lên đôi chân.

Chị Thanh (35 tuổi, Thủ Đức, TP HCM) từng có thời gian dài mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. "Do công việc giáo viên, nên tôi phải đứng suốt ngày để giảng dạy. Có thời gian tôi thấy nhức mỏi hai chân, thường xuyên bị vọp bẻ và tê buốt lòng bàn chân. May mắn là bệnh mới ở giai đoạn nhẹ, thăm khám thường xuyên nên đã chữa khỏi", chị cho biết.

Các ngành nghề có tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều dễ gặp chứng suy tĩnh mạch chân. Tỷ lệ nữ mắc bệnh thường nhiều hơn nam. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất, gồm:

Nhân viên văn phòng: Suy tĩnh mạch chân cao là bệnh nghề nghiệp của dân công sở. Trung bình, họ phải ngồi 8 tiếng mỗi ngày và ít có cơ hội vận động. Thói quen ngồi vắt chéo chân khi làm việc, khiến máu huyết lưu thông kém, cũng góp phần tăng khả năng mắc bệnh.

Giáo viên, giảng viên: Họ phải đứng nhiều giờ liên tiếp để giảng dạy, tạo ra áp lực lên đôi chân, dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch.

Giới trẻ làm thêm: Bệnh có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở các nữ PG, khánh tiết, người mẫu ảnh, nhân viên bán hàng… Thời gian đứng lâu, đi giày cao gót, khiến chân phù nề, tê bì.

Trên thực tế, đứng và ngồi trong thời gian dài sẽ cản trở máu lưu thông về tim, gây ra tình trạng ứ đọng huyết, khiến tĩnh mạch chân bị giãn ra và yếu dần. Lâu ngày sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chân. Người bệnh có thể cảm thấy mỏi chân, tê khi ngồi lâu, dễ bị chuột rút vào buổi tối, cảm thấy bứt rứt khó chịu ở cẳng chân vào ban đêm.

Nhiều bệnh nhân thường chủ quan không đi thăm khám, do triệu chứng thường diễn ra vào buổi chiều tối, biến mất vào buổi sáng. Một số người tự ý sử dụng thuốc giảm đau làm bệnh không thuyên giảm và trở nên phức tạp.

Càng về giai đoạn sau, chân sẽ càng phù nề, các mạch máu nổi lên rõ ràng. Tình trạng ứ đọng huyết nếu kéo dài sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, khó trị, như loét chân, tắc hoặc viêm mạch…

Giai đoạn sau, chân sẽ phù nề, các mạch máu nổi lên rõ ràng.

Chủ động thăm khám định kỳ và chữa trị kịp thời giúp tăng cơ hội khỏi bệnh. Nhiều trường hợp chủ quan, không điều trị ngay từ khi xuất hiện triệu chứng khó chịu ở cẳng chân, đến khi tĩnh mạch suy giãn nổi trên chân thì khó chữa.

Related Posts:

  • Biết anh ham chơi mà chẳng hiểu sao hồi đó tôi vẫn muốn cướiNgoài tính ham chơi thì anh là người hiền lành, tiền bạc giao cho tôi quản lý và quyết định chi tiêu. Anh còn đối xử rất tốt với ba mẹ tôi nữa. ảnh minh họa Chúng tôi kết hôn đến nay được gần 3 năm và có bé trai gần 2 tuổi.… Read More
  • 5 công dụng tuyệt vời của dưa lê với sức khỏeDưa lê không chỉ là món ăn ngon mà còn có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. Khi ăn dưa lê nên gọt dày lớp vỏ để dưa được ngọt hơn. Ảnh minh họa Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưa lê có hàm lượng vitamin A, B, C … Read More
  • Chồng khôn thì bỏ ảnh vợ vào víTôi còn nhớ như in, lần đầu tiên vợ tôi nhìn thấy ảnh của mình trong ví chồng, cô ấy đã nhìn tôi rồi gật gù mấy cái, tỏ ra vô cùng tâm đắc, hạnh phúc, hãnh diện. ảnh minh họa Tối đó, tôi được cô ấy cho thưởng thức toàn món … Read More
  • Trả lời sao trước câu hỏi ‘Bao giờ lấy chồng?’Thật không thoải mái nếu bạn đã ở tuổi "băm mấy nhát" mà vẫn phải nhận những lời chào hỏi thân mật kiểu "lấy chồng chưa?", "bao giờ cho ăn bánh kẹo?". Xù lông nhím thì không hay không phải, có cách nào trả lời vừa khôn khéo v… Read More
  • Mùa nóng, cẩn thận lây nhiễm bệnh da liễu từ hồ bơiBơi lội là một hoạt động thu hút nhiều người, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng. Điều cần lưu ý là môi trường hồ bơi cũng có thể là ổ lây nhiễm những bệnh da liễu. Cẩn thận với nguy cơ nhiễm bệnh từ hồ bơi… Read More