8/10/17

Bí ẩn hàng ngàn con cá mập bị ‘ăn não’ nằm chết la liệt trên bờ biển

Hàng ngàn con cá mập báo chết la liệt rồi trôi dạt vào bờ khiến các nhà khoa học phải gấp rút tìm ra nguyên nhân.

Cá mập báo bị ký sinh trùng ăn não. Ảnh minh họa: Grahamowengallery.com
Cá mập báo bị ký sinh trùng ăn não. Ảnh minh họa: Grahamowengallery.com

Chỉ trong vài tháng qua (từ tháng Hai đến tháng Bảy năm 2017), người dân sống gần khu vực Vịnh San Francisco (bang California, Mỹ) chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng khi hơn 2000 con cá mập báo chết la liệt rồi trôi dạt vào bờ. Không chỉ cá mập báo, những loài sinh vật biển khác như cá đuối, cá vược, cá chim lớn và các loài các mập khác cũng chết bí ẩn ở vịnh San Francisco.

Cái chết của hàng nghìn sinh vật biển quý khiến nhiều người lo lắng về môi trường biển tại đây, buộc các nhà khoa học phải gấp rút tìm ra nguyên nhân.

Báo cáo điều tra của các nhà khoa học ở Mỹ cho biết, việc sinh vật biển chết hàng loạt có thể liên quan đến một loại ký sinh trùng, xâm nhập qua lỗ thở và ăn não vật chủ.

Tiến sĩ Mark Okihiro, nghiên cứu thuộc Trung tâm Sinh vật biển và động vật hoang dã California cho biết, thủ phạm nhiều khả năng là loài ký sinh trùng có tên Miamiensis avidus. Chúng là ký sinh trùng đơn bào, được giới khoa học ví như “zombie” (xác sống).

Khám nghiệm xác những con cá mập trôi dạt vào bờ, các nhà khoa học đều nhận thấy phần não bộ của chúng bị tổn thương nặng nề. Dấu vết của ký sinh trùng vẫn còn lại trong não những con cá mập xấu số.

Theo ông Okihiro, quá trình loài ký sinh ăn não này diễn ra chậm. Ban đầu, cá mập gần như không có biểu hiện bất thường nào. Nhưng càng về sau, não bộ bị tổn thương khiến chúng bơi lòng vòng, hoặc mất khả năng định hướng và cuối cùng là trôi dạt vào bờ.

Nhà sinh vật học biển, Tiến sĩ Andrew Nosal, thuộc trường Đại học California, San Diego cho biết, cái chết hàng loạt của cá mập báo ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái biển. Hiện, các nhà khoa học đang tìm cách giải cứu loài cá mập này và nhiều sinh vật khác trước sự tấn công của ký sinh trùng đáng sợ này.

Cá mập báo (tên gọi khác là Cá mập hoa, tên tiếng Anh là Leopard shark, danh pháp khoa học là Galeocerdo cuvier) có kích thước trung bình dài 3,2 mét, nặng đến 900 kg.

Trên cơ thể lúc nhỏ của cá mập báo xuất hiện các sọc vằn hoặc vết đốm giống như con báo hoặc con hổ, đó là lý do chúng có tên gọi như vậy. Tuy nhiên, các vết này sẽ mất khi chúng trưởng thành.

Trong đại dương, cá mập báo là một trong những loài săn mồi nguy hiểm. Cùng với cá mập bò mắt trắng (Bull shark) thì cá mập báo là 2 loài cá mập tấn công người nhiều nhất đại dương. Sách Đỏ xếp cá mập báo vào hạng mục loài sắp bị đe dọa.

Related Posts:

  • Mỗi ngày ăn một trái cam giúp ngăn mù lòaMỗi ngày ăn một trái cam có thể giúp giảm nguy cơ mù lòa. Các nghiên cứu phát hiện cam có khả năng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, căn bệnh vốn là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa. Mỗi ngày ăn một trái cam có thể g… Read More
  • Phát triển được phương pháp thu nhận các tế bào gốc an toànCác nhà khoa học ở Đại học quốc gia Singapore đã tìm được cách thu nhận các tế bào gốc an toàn mà không cần chỉnh sửa gien hoặc bất kỳ sự can thiệp nào khác vào cấu trúc tế bào của cơ thể, loại trừ được nguy cơ các tế bào biế… Read More
  • Phát hiện thêm 10 vệ tinh siêu nhỏ quay quanh sao MộcViệc phát hiện thêm 10 vệ tinh bay quanh sao Mộc nâng tổng số vệ tinh tự nhiên của hành tinh này lên 79, trong đó có một vệ tinh bay ngược chiều. ảnh minh họa Ngày 17/7, nhóm nghiên cứu của nhà Scott Sheppard thuộc Viện Khoa… Read More
  • NASA sắp phóng tàu ‘chạm vào Mặt trời’Trong tháng 7 này, một tàu thăm dò không người lái của NASA sẽ bắt đầu cột mốc mới trong lịch sử nhân loại với sứ mạng tên "chạm vào mặt trời". Các kỹ sư thực hiện những bước cuối cùng để hoàn thiện tàu Solar Parker - (Ảnh: … Read More
  • Tìm thấy chiếc bánh mì được nướng cách đây 14.500 nămPhần sót lại của một chiếc bánh mì phẳng được nướng cách đây khoảng 14.500 năm trong một chiếc bếp bằng đá tại phía đông bắc Jordan đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên, hãng thông tấn Reuters đưa tin. Chiếc bánh mì (phải) đ… Read More