Phụ nữ ngực nhỏ ít nguy cơ ung thư vú, thuốc tránh thai gây ung thư vú, chụp X-quang cũng gây ung thư vú…là những lầm tưởng của rất nhiều chị em cần phải được loại bỏ.
ảnh minh họa
Như chúng ta đã biết, ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến nhân loại, đứng thứ hai sau AIDS. Ung thư là căn bệnh trong đó có sự nhân lên bất thường các tế bào trong cơ thể, gây ra khối u ung thư. Những khối u này phát triển về kích cỡ và bắt đầu phá huỷ các mô và các cơ quan, cuối cùng gây ra suy nhược các cơ quan trong cơ thể. Nếu các khối u ung thư được đặt ở những nơi không thể vận hành được thì việc điều trị có thể trở nên cực kỳ khó khăn. Có rất nhiều loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi ... Dưới đây là một vài điều mà nhiều người lầm tưởng về ung thư vú bạn cần phải bỏ qua.
1. Ung thư vú là loại ung thư gây tử vong cho phụ nữ nhiều nhất
Đây là điều lầm tưởng vì theo số liệu thống kê, ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất đối với phụ nữ.
2. Tự kiểm tra ngực không có tác dụng gì
Đây cũng là một sai lầm bởi vì, nếu thường xuyên kiểm tra ngực (vú) sẽ giúp bạn xác định được bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu.
3. Chụp X-quang vú có thể gây ung thư
Chụp X-quang tuyến vú là một công nghệ sử dụng bức xạ để phát hiện sự hiện diện của khối u ở vú. Việc chụp X-quang vú một lần không làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Loại bỏ khối u ở vú có thể gây phát triển nhiều tế bào ung thư
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy loại bỏ khối u ở vú có thể gây ra nhiều tế bào ung thư phát triển ở nơi đó.
5. Ung thư vú là một bệnh di truyền
Một người phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú không bao giờ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh và ngược lại, vì vậy đó là một quan niệm sai lầm.
6. Bạn luôn có thể cảm thấy khối u khi bạn bị ung thư vú
Có rất nhiều trường hợp mà phụ nữ không bao giờ cảm thấy khối u, đốm hoặc bất kỳ dấu hiệu khác của ung thư vú trong khi tự kiểm tra.
7. Thuốc tránh thai gây ra ung thư vú
Các bác sĩ nói rằng không có đủ bằng chứng để khuyên chị em ngừng sử dụng thuốc tránh thai để tránh bị ung thư vú.
Một số nghiên cứu từ những năm 90 cho thấy những người sử dụng thuốc ngừa thai thường có nguy cơ nhẹ mắc ung thư vú, nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các công thức đã thay đổi kể từ đó (thường chứa liều thấp hơn các kích thích tố liên quan đến ung thư vú). Nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ này sẽ trở lại bình thường 10 năm sau khi phụ nữ ngưng sử dụng thuốc. Một vài nghiên cứu khác đề nghị nguy cơ ung thư vú phụ thuộc vào chủng tộc và độ tuổi chứ không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc sử dụng thuốc và ung thư vú.
8. Các sản phẩm khử mùi hoặc hạn chế tiết mồ hôi cho vùng nách có thể gây ung thư vú
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những sản phẩm vệ sinh vùng dưới cánh tay không thể gây ung thư vú. Hiệp hội Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khẳng định không có một bằng chứng y tế thuyết phục nào cho thấy mối quan hệ giữa các sản phẩm khử mùi với căn bệnh ung thư vú.
9. Kích cỡ áo ngực không làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Quan điểm cho rằng kích cỡ của chiếc áo lót nhỏ bé có tác động đến nguy cơ ung thư vú là một sai lầm nghiêm trọng. Do đó, bạn đừng quan tâm đến kích cỡ của áo lót, hãy bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách duy trì những thói quen lành mạnh trong lối sinh hoạt hàng ngày.
10. Ngực nhỏ có ít nguy cơ mắc ung thư vú
Có một thực tế là kích thước áo ngực không đóng vai trò trong việc bạn có bị ung thư vú hay không. Bởi ung thư vú phát triển trong các tế bào ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy, phụ nữ nào cũng có chúng, bất kể kích cỡ ngực bao nhiêu. Ngực to hay nhỏ phụ thuộc vào lượng mỡ và các chất nền (mô xơ), và theo các nghiên cứu chúng ảnh hưởng rất ít đến tỉ lệ mắc ung thu vú.
Những việc phụ nữ trưởng thành cần làm để bảo vệ ngực
Hiệp hội Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo những phụ nữ trưởng thành cần thực hiện việc tầm soát căn bệnh ung thư vú theo những hướng dẫn sau:
- Chụp nhũ ảnh hàng năm, bắt đầu từ tuổi 40 trở đi.
- Khám tuyến vú lâm sàng ba năm một lần ở độ tuổi từ 20 đến 30 và khám hàng năm đối với những người từ 40 tuổi trở lên.
- Chú ý đến những thay đổi bất thường của ngực, cần đến bác sĩ kiểm tra ngay để kịp thời phát hiện nguyên nhân cũng như có kế hoạch điều trị phù hợp.
- Việc tự kiểm tra ngực nên được thực hiện từ giai đoạn trưởng thành, khi ngực đã phát triển đầy đủ.