Một dạng hố đen mới đã được tìm thấy ở trung tâm dải Ngân hà, là phát hiện có thể giúp giải thích sự tiến hóa của hiện tượng bí ẩn nhưng phổ biến của vũ trụ.
Giới khoa học đã phát hiện tổng cộng 3 đạng hố đen của Dải Ngân hà
Nhờ vào Đài quan sát ALMA ở miền Bắc Chile, các nhà thiên văn học Nhật Bản đã xác định được sự tồn tại của một hố đen gấp 100.000 kích thước mặt trời, nằm bên trong một đám mây khí phân tử.
Trọng lượng khá nhỏ của hố đen này cho thấy nó là thành viên đầu tiên được tìm thấy của loại hố đen khối lượng trung bình (IMBH), theo báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy.
Giáo sư Tomoharu Oka của Đại học Keio cho rằng những hố đen nặng gấp hơn 1 triệu lần mặt trời đang nằm tại trung tâm của mọi thiên hà, và đóng vai trò then chốt trong quá trình tăng trưởng của bản thân thiên hà đó.
Mô phỏng hố đen theo các nhà khoa học NASA NASA
Tuy nhiên, nguồn gốc của các siêu hố đen vẫn là một bí ẩn.
“Một khả năng là siêu hố đen là kết quả của sự hợp nhất các IMBH”, theo giáo sư Oka.
Sử dụng kính viễn vọng ALMA, đội ngũ chuyên gia quan sát một đám mây khí cách trung tâm Dải Ngân hà hơn 195 năm ánh sáng. Kế đến, giáo sư Oka vận dụng các mô hình máy tính cho thấy tốc độ chuyển động cực cao của đám mây khí này, mà theo các chuyên gia kết luận rằng đây là dấu hiệu cho thấy nó đang bao quanh một hố đen.
IMBH vừa được phát hiện là hố đen lớn thứ hai từng được phát hiện trong Dải Ngân hà, còn hố đen Sagittarius A* đứng đầu với khối lượng gấp 400 triệu lần kích thước mặt trời.