15/9/17

Khó tin mà có thật: đà điểu đánh bại quân đội australia

Sau Thế chiến I, chính phủ Australia tìm cách tạo công ăn việc làm cho các cựu binh khi họ trở về quê nhà bằng cách cấp đất cho họ để trồng lúa mì và nuôi cừu, kể cả đất những khu vực ngoại ô thành phố Perth của bang Tây Australia.

Có đến hàng chục ngàn con đà điểu ở Úc
Có đến hàng chục ngàn con đà điểu ở Úc

Tuy nhiên, hàng chục nghìn chim đà điểu bản địa ở Tây Australia tìm cách quay trở lại nơi chúng sinh sống. Đến năm 1922, đà điểu Australia (emu) vẫn là loài chim bản địa được bảo vệ, nhưng khi chúng giẫm nát lúa mì và ăn đến tận gốc, chúng chính thức bị coi là loài động vật gây hại.

Cuối năm 1932, các nông dân cựu binh đã phải đầu hàng trước 20.000 con chim đà điểu tàn phá mùa màng, và cầu cứu chính phủ điều quân đội.

Thiếu tá G.P.W. Meredith thuộc lực lượng pháo binh hoàng gia chỉ huy hai trung đoàn súng máy đến thành phố Perth để tiêu diệt đàn chim đà điểu khổng lồ này. Meredith và ban tham mưu dự tính với hỏa lực hùng hậu trong tay, vấn đề sẽ được giải quyết ổn thỏa trong vài ngày.

Nhưng những con chim đà điểu xảo quyệt hơn họ nghĩ. Chúng né đạn súng máy một cách tài tình, chạy len lỏi qua các binh sĩ và phân tán vào bụi cây rồi sau đó tập hợp lại với đàn. Rất nhiều chú chim bị trúng đạn vẫn chạy thoát, nhờ lớp lông dày và ý chí kiên cường, quyết không chịu khuất phục trước quân đội Australia.

“Nếu chúng ta có một lực lượng quân sự gồm những con chim đà điểu có thể mang theo vũ khí, chúng ta có thể đối đầu với bất cứ đội quân nào trên thế giới, bởi chúng có thể đối phó với những khẩu súng máy với sức chịu đựng ngang xe tăng”, báo Sun Herald ngày 5/7/1953 viết.

Lũ chim emu đã chứng tỏ chúng không ngu ngốc như những người lính Australia vẫn tưởng. Mỗi đàn đều có con đầu đàn riêng, thường là một con chim màu đen cao tới 1,8 m, có nhiệm vụ cảnh giới khi các con khác ăn lúa. Khi phát hiện dấu hiệu lạ, con này sẽ báo hiệu cho cả đàn chạy vào bụi rậm và nó luôn là con cuối cùng di chuyển khi các con khác đã ở nơi an toàn.

Quân đội Úc không dễ gì đánh bại lũ đà điểu như hình

Meredith quyết định thực hiện một cuộc tập kích bất ngờ vào nơi tụ tập của 1.000 con chim đà điểu ở gần một đập nước nhưng vẫn thất bại. Lòng tự trọng bị tổn thương, Meredith quyết định rằng cách duy nhất tiêu diệt lũ chim quỷ quyệt này là tự mình ra tay. Ông trèo lên sau một chiếc xe tải và điều khiển súng máy, ngắm bắn lũ chim khi xe tăng tốc đuổi theo chúng.

Xem Video: Cận cảnh Đà Điểu đẻ trứng

XEM VIDEO CLIP: yFo5WINaSC4

Những con chim đà điểu vượt qua xe tải và chạy đến nơi có địa hình gồ ghề, khiến chiếc xe mất thăng bằng đâm vào hàng rào. Do mất dấu vết lũ chim khi màn đêm buông xuống, quân đội Australia không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận thất bại.

“Ngày 8/11, quân đội dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Meredith đã bắn 2.500 viên đạn, tương đương 25% cơ số đạn trong biên chế, để tiêu diệt 200 con chim đà điểu”, tiến sĩ Murray Johnson viết trên tạp chí nghiên cứu Australia.

Cuối cùng, chưa đến 1000 trong số 20.000 chim đà điểu bị tiêu diệt. Chính phủ Australia sau đó quyết định trang bị trực tiếp súng đạn cho nông dân tiêu diệt 57.034 chim đà điểu trong vòng 6 tháng trong năm 1934, khôi phục lại hòa bình kể từ đó.

Kì tích duy nhất trong lịch sử, loài vật đánh bại quân đội chính quy của con người

Related Posts:

  • Xác định Nam châu Phi là quê hương của tổ tiên người Homo sapiensSau khi tiến hàn‌h phân tích di truyền và cổ khí hậu học, kết hợp với việc đán‌h giá sự phân bố ngôn ngữ, văn hóa và địa lý của các phân nhóm khác nhau, các nhà khoa học Úc đã ph‌át hiện ra rằng tổ tiên con người hiện đại xuấ… Read More
  • Nước biển dâng: Thảm họa của các quốc gia ven biểnHàng trăm triệu người trên toàn thế giới có nguy cơ mấ‌t nhà cửa vì toàn bộ các thàn‌h phố sẽ chìm ngh‌ỉm dưới nước trong ba thập kỷ tới, theo các nhà nghiên cứ‌u. ảnh minh họa Theo ph‌át hiện mới được công bố hôm thứ Ba … Read More
  • Thang máy lên trờiThang máy vũ trụ không nhất thiết phải xuất ph‌át từ Trái đất, mà có thể từ Mặt trăng. ảnh minh họa Cách đây chưa lâu, ý tưởng thiết kế thang máy để đưa máy móc, thiết bị vào vũ trụ có thể bị xem như trò đùa, tương tự như… Read More
  • Phát hiện mới: Các loài cỏ cây cũng biết ‘nói’Một nghiên cứ‌u mới của giáo s‌ư Andre Kessler thuộc Đại học Cornell (New York, Mỹ) đã ph‌át hiện ra rằng, khi gặp nguy hiể‌m, loài cúc hoàng anh sẽ gửi đi những thông điệp cảnh báo bằng cách ph‌át tá‌n vào không khí các hó‌a… Read More
  • Cuộc khủng hoảng tuyệt chủng các loài sinh vật bản địa AustraliaNgày 28-10, hơn 240 nhà khoa học hàng đầu Australia đã gửi một bứ‌c thư ngỏ gửi Thủ tướng Scott Morrison. Theo báo Guardian, trong thư, các nhà khoa học cảnh báo nhiều loài sin‌h vật bản địa Australia đã biến mấ‌t với “tốc độ… Read More