1/9/17

Giáo dục sớm không phải chỉ là dạy con biết đọc, biết viết sớm

Nuôi dạy con cũng giống như xây dựng nhà vậy. Nếu nền móng không tốt thì dù ngôi nhà đó được làm từ vật liệu tốt đến mấy, kiên cố đến mấy, vẫn có thể lung lay, đổ sụp.

Giáo dục sớm không phải dạy con biết đọc, biết viết sớm
Giáo dục sớm không phải dạy con biết đọc, biết viết sớm

Đây là những chia sẻ của Th.s. Bùi Thị Kim Tuyến - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người - Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam trong tọa đàm “Phương pháp hay không bằng dạy con đúng thời điểm” do Phúc Minh Books vừa tổ chức tại Hà Nội.

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con cái lớn lên được phát triển toàn diện cả về trí tuệ và cảm xúc. Chúng ta vẫn nói là Nuôi - Dạy con, nhưng trên thực tế, vai trò của việc dạy con chưa thực sự được chú trọng, đặc biệt là việc dạy con trong những năm tháng đầu đời, giai đoạn 0 - 6 tuổi. Vậy nên bắt đầu dạy con từ khi nào? Làm sao để có thể phát huy tối đa khả năng và tố chất của con ở “thời điểm vàng”? Giáo dục sớm là như thế nào?

Một em bé thích xem truyện tranh 

 Chia sẻ với các bậc phụ huynh về nỗi trăn trở dạy con trong những bước đi đầu đời, Th.s. Bùi Thị Kim Tuyến cho biết: “Giai đoạn 0 - 6 tuổi được gọi là giai đoạn vàng của trẻ bởi trong giai đoạn này, các bé sẽ bộc lộ nhiều khả năng bất ngờ, khả năng học hỏi, ghi nhớ, quan sát sự vật… Nếu không nắm chắc giai đoạn này, bố mẹ và các thầy cô có thể bỏ lỡ thời điểm giáo dục con tốt nhất…”.

Bây giờ trẻ con hoàn toàn có thể học bơi từ sơ sinh vì trẻ có thể bơi được ngay trong giai đoạn này. Với hội họa cũng vậy. Giai đoạn mẫn cảm với hội họa của trẻ là lúc học mầm non, nếu tiếp xúc với hội họa từ giai đoạn này thì trẻ sẽ vẽ tốt. Từ đó, Th.s. Bùi Thị Kim Tuyến chỉ ra việc quan trọng của dạy con đúng thời điểm. Chúng ta nên dạy trẻ ngay từ trong bụng mẹ, dạy từ 0 - 6 tuổi và đặc biệt là từ 0 - 3 tuổi, đây là giai đoạn mẫn cảm, nhạy cảm nhất để trẻ học và khám phá mọi điều.

Các chuyên gia chia sẻ với phụ huynh về cách giáo dục sớm cho con

 Th.s Tuyến tâm sự: “Tôi quyết định đi vào nghiên cứu giáo dục sớm vì tôi rất ngạc nhiên khi sang nước ngoài, thấy trẻ từ lúc tập đi đã trượt được patin. Tại sao đứa trẻ chỉ 4, 5 tuổi chỉ sử dụng hai bàn tay mà cộng được đến trong phạm vi 99? Hóa ra trẻ có thể học được trong giai đoạn này. Miễn là phương pháp của chúng ta phải phù hợp”.

Chuyên gia GD Montessori Nguyễn Thị Hà Phương cũng nhấn mạnh: “Giáo dục đúng thời điểm nghĩa là con cần gì vào đúng thời điểm nào con cần cái gì thì chúng ta cung cấp, trang bị cho con những thứ con cần vào đúng thời điểm đó. Đó là sự đúng đắn nhất, có ý nghĩa nhất với sự phát triển của các em bé”.  

Nuôi dạy con cũng giống như xây dựng nhà vậy. Nếu nền móng không tốt thì dù ngôi nhà đó được làm từ vật liệu tốt đến mấy, kiên cố đến mấy, vẫn có thể lung lay, đổ sụp. Và não bộ của trẻ từ 0 - 3 tuổi chính là giai đoạn đặt nền móng cho toàn bộ tòa nhà đó. Vì thế, giai đoạn từ 0 - 3 tuổi cực kì quan trọng để bố mẹ chú tâm cho việc nuôi dạy con thế nào, định hướng cho con ra sao, cung cấp cho con những gì.

Đừng nghĩ con chưa biết đọc thì cần gì phải mua sách cho con ngay từ nhỏ

 Chia sẻ về vấn đề giáo dục sớm cho trẻ, Chuyên gia GD Kim Tuyến nhấn mạnh các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ, giáo dục sớm không phải chỉ là cho bé biết đọc, biết chữ, biết viết sớm, đó là một suy nghĩ sai lầm. Mục tiêu của giáo dục sớm là con được phát triển toàn diện: ngôn ngữ con phải phát triển tốt; được vận động nhiều để có sức khỏe; thông minh, ham hiểu biết, tạo cho con cơ hội để khám phá bằng tất cả các giác quan; tư duy logic và độc đáo; luôn nhạy cảm và sáng tạo; yêu quý bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; yêu lao động, bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên trên trái đất; mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, tháo vát…

Nguyên tắc của việc Giáo dục sớm chính là sự khơi gợi niềm đam mê thích thú từ trẻ, nếu không có niềm đam mê thích thú, trẻ làm việc gì cũng chỉ là sự ép buộc và sự phát triển “gượng ép” ấy có thể tạo áp lực đến trẻ. Hãy để con học hỏi một cách “tự nhiên”, học hỏi từ chính những điều xung quanh bé…

Đừng thấy con đang nằm nôi mà nghĩ rằng con chưa biết gì. Dù con đang nằm nôi thì cũng hãy nói với con: Bông hoa màu vàng này, cái lá màu xanh này con. Khi đi đâu đó hày chào tạm biệt con lúc đi và lúc về. Đừng nghĩ rằng, các con chưa biết đọc thì cần gì phải mua sách cho con hay con còn nhỏ, chưa đọc được sách. Một đứa trẻ, nếu không được cha mẹ đọc sách cho nghe, làm quen với sách khi còn nhỏ thì việc bảo con ngồi vào bàn đọc sách khi lớn là rất khó.

Related Posts:

  • Là phụ nữ nhất định phải ‘hư’ thế này đàn ông mới ‘phát cuồng vì yêu’Là phụ nữ nhất định phải "hư" thế này đàn ông mới "phát cuồng vì yêu" - hãy tìm hiểu ngay. (Ảnh minh hoạ). Hôn rốn, bụng: Khẽ hôn nhẹ lên rốn anh ấy cũng khiến chàng hưng phấn và thích thú. Tất nhiên, vùng này bạn không thể … Read More
  • 6 biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật căng da mặtBiến chứng nguy hiểm nhất của phẫu thuật căng da mặt tổn thương dây thần kinh mặt, gây liệt một vùng cơ mặt. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm 0,7-0,9 %. ảnh minh họa - Tôi 50 tuổi, mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn và có dấu hiệu c… Read More
  • Ăn khuya sợ mập, cuộc giằng xé âm thầmĂn khuya thì dễ bị tăng cân. Không ăn thì đói không ngủ được. Nhiều người bị “giằng xé” giữa ăn hay không ăn, và không biết nên ăn gì khi bị đói lúc đêm khuya. ảnh minh họa Những người ăn khuya thường ăn xong và họ đi ngủ ng… Read More
  • Khoái cảm: Sung sướng hay nguy hiểm?Hẳn nhiều người sẽ chỉ ngay cái gương “thượng mã phong” của các ông để trả lời là có. Tuy vậy, nếu tìm hiểu kỹ không khó nhận ra khoái cảm không phải là đích phạm trong các ca “phạm phòng”, chúng chỉ đóng vai trò giọt nước tr… Read More
  • Điều gì khiến phụ nữ không đạt cực khoái?“Lên đỉnh” là cảm giác tuyệt vời nhất của khoái cảm tình dục mà bất cứ cặp đôi nào cũng hướng tới. Thế nhưng, trong nhiều cuộc yêu, không phải lúc nào chị em cũng đạt được cảm giác này. (Ảnh minh hoạ). Bài viết dưới đây sẽ c… Read More