18/9/17

Bão được đặt tên như thế nào?

Nếu như gần đây 2 cơn bão Harvey và Irma đã gây nhiều thiệt hại cho Mỹ thì anh em miền Trung cũng đang phải chống chọi với cơn bão Doksuri cũng có sức phá hủy không kém.

Bão được đặt tên như thế nào?
ảnh minh họa

 Nhưng có anh em nào thắc mắc các cơn bão này được đặt tên như thế nào không? Trên thực tế, việc đặt tên cho các cơn bão có từ lâu với mục đích đơn giản là dễ báo tin dễ hơn.
Trong quá khứ, người ta xác định những cơn bão dựa vào kinh vĩ độ. Tuy nhiên, việc dùng hàng loạt những con số chỉ tọa độ bão sẽ khiến khó nhớ, khó đọc và từ đó thì việc truyền đạt, báo tin cũng khó khăn hơn. Bởi thế, người ta chọn cách là đặt một cái tên cho dễ nhớ và dễ phân biệt, từ đó truyền đạt tin tức cũng nhanh chóng hơn.
Những tên gọi này ban đầu chọn một cách ngẫu nhiên nhưng tới giữa những năm 1900, các nhà khí tượng học bắ đầu thành lập nên một hệ thống tên gọi dành cho các cơn bão, xếp theo thứ tự alphabet và chỉ dùng tên của nữ giới. Cơn bão đầu tiên trong mùa bão sẽ là tên một người phụ nữ bắt đầu bằng chữ A, cơn bão thứ hai sẽ có tên bắt đầu bằng chữ B và cứ thể cho những cơn bão tiếp theo. Tới năm 1953, Tổ chức khí tượng học quốc tế đã từ bỏ hệ thống tên theo alphabet nói trên và bắt đầu củng cố lại danh sách tên những cơn bão. Tuy nhiên, mãi tới năm 1979 thì tên của nam giới mới được bổ sung vào danh sách bão. Cách đây vài năm, có tranh luận nổ ra rằng những cơn bão tên nữ giới sẽ khiến nhiều người thiệt mạng hơn bởi người ta sẽ nghĩ rằng chúng ít nguy hiểm hơn !?!. Tuy nhiên điều đó đã được chứng minh là không đúng.
Theo tổ chức khí tượng học quốc tế, tùy theo từng khu vực sẽ có một danh sách tên các cơn bão khác nhau, cách dùng tên cũng khác nhau. Tại khu vực biển Caribbean, vịnh Mexico và Bắc Đại Tây Dương, danh sách những cơn bão được dùng xoay vòng mỗi 6 năm. Riêng năm 2017 này thì còn lại những tên gọi sẽ dùng để đặt cho các cơn bão có thể xảy ra ở khu vực này là Bret, Ophelia và Philippe. Và nếu năm 2024 có xảy ra bão thì chúng cũng sẽ được dùng các tên này để đặt. Tuy nhiên, có ngoại lệ rằng nếu cơn bão đó từng có sức hủy diệt quá mạnh thì tên gọi đó sẽ không còn được dùng lại nữa. Cho tới hiện tại, những tên gọi đã bị gạch khỏi danh sách có thể kể tới như Katrina, Sandy, Joaquin và Irene.

Còn đối với khu vực Tây bắc Thái Bình Dương, bao gồm anh em Việt Nam chúng ta cũng có danh sách những cơn bão riêng và cũng có cách đặt hơi khác so với các khu vực khác trên thế giới. Tên gọi sẽ được Trung tâm khí tượng Tokyo RSMC đặt và sẽ dùng lần lượt những tên trong một danh sách 5 cột. Nếu sau bão Doksuri thì cơn bão tiếp theo sẽ là Khanun, theo sau đó là 4 con số năm xảy ra cơn bão nằm trong dấu ngoặc kép để phân biệt. Các tên gọi này được những nước trong khu vực đóng góp vào, trong đó Việt Nam chúng ta cũng có các tên gọi bão như Son-Tinh, Lekima, Bavi, Conson, Sonca,…
Hồi năm 2005 cũng có một cơn bão gọi là Nabi, do Hàn Quốc đặt với ý nghĩa là bươm bướm. Tuy nhiên nó đã đánh vào Nhật và gây nên thiệt hại lên tới 970 triệu đô la và từ đó, tên gọi Nabi đã được loại bỏ, thay vào đó là tên gọi Doksuri, nghĩa là chim ưng trong tiếng Hàn. Tên Doksuri đã được dùng cho cơn bão hồi năm 2012 và bây giờ tiếp tục được dùng cho cơn bão đang tàn phá anh em miền Trung của chúng ta. Hy vọng rằng nó sẽ sớm tan đi và tên gọi của nó sẽ vẫn nằm trong danh sách tên bão. 

Related Posts: