15/8/17

Phóng thành công hai vệ tinh quan trắc

Hai vệ tinh Optsat-3000 và Venus, thiết kế sản xuất bởi Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel IAI, vừa được phóng thành công vào quỹ đạo ngày 1/8.

 Hai vệ tinh phóng lên ở trung tâm vũ trụ Kourou, French Guiana.
Hai vệ tinh phóng lên ở trung tâm vũ trụ Kourou, French Guiana.

Vào 10h56 tối 1/8, từ bệ phóng VEGA của Arianspace (tại khu vực trung tâm vũ trụ Kourou, French Guiana), hai vệ tinh quan sát OPTSAT-3000 và Venµs đã được phóng thành công vào quỹ đạo trong lần phóng vệ tinh kép đầu tiên của Israel.

Sau khi rời khỏi bệ phóng, hai vệ tinh đã đồng bộ hóa vào các quỹ đạo tương ứng quanh trái đất và bắt đầu truyền dữ liệu về. Trong vài tháng tới, các vệ tinh sẽ trải qua một loạt thử nghiệm trong quỹ đạo (IOT-In Orbit Tests) để xác nhận điều kiện và hiệu suất.

OPTSAT-3000 là vệ tinh quan sát tiên tiến do nhà thầu chính Telespazio cung cấp cho Bộ Quốc phòng Italy. Còn Venus là vệ tinh quan sát khoa học được sản xuất cho Cơ quan Vũ trụ Israel (ISA) và đối tác là Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp.

Ngài Joseph Weiss - Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của IAI cho biết trạm kiểm soát mặt đất đã nhận được dữ liệu ban đầu từ Venus và OPTSAT-3000. IAI sẽ tiếp tục thực hiện nhiều dự án vệ tinh quan sát ở Israel để phục vụ quốc phòng và công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Vệ tinh quan sát OPTSAT-3000 của IAI.

OPTSAT-3000 nặng 368kg, là vệ tinh quan sát có độ phân giải cao, tạo nên một phần quan trọng của hệ thống vệ tinh giám sát quang điện tử diện rộng do IAI chế tạo thành công trong không gian. Vệ tinh này có tốc độ nhanh, khả năng cơ động và tính linh hoạt cao nhờ công nghệ thu nhỏ trong lượng cải tiến của IAI. Độ phân giải cao của vệ tinh cho phép phân biệt các chi tiết nhỏ trên mặt đất, giúp OPTSAT-3000 trở thành một trong những vệ tinh hàng đầu thế giới về quan trắc.

Bộ phận không gian của IAI đã phát triển và sản xuất một loạt vệ tinh quan sát tiên tiến, thiết bị vệ tinh, trạm kiểm soát mặt đất, trung tâm hoạt động và các bệ phóng. Với các phiên bản mới nhất của đường truyền vệ tinh OPTSAT-3000 (hình ảnh quang điện), TECSAR (vệ tinh quan sát radar khẩu độ tổng hợp), IAI đã cho ra đời những vệ tinh hiệu suất cao, nhỏ gọn. Đây là những giải pháp toàn diện cho an ninh quốc gia và ứng dụng thương mại với chi phí hiệu quả.

IAI là tập đoàn quốc phòng lớn nhất Israel, hoàn toàn thuộc sở hữu của chính phủ. Với hơn 60 năm vận hành, đây là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quân sự và an ninh quốc gia. IAI đã sản xuất và cung cấp thành công các hệ thống hiện đại cho Bộ Quốc phòng Israel cũng như nhiều khách hàng uy tín trên thế giới.

Related Posts:

  • Triển vọng về loại kháng sinh mớiTrong một nỗ lực ngăn chặn thảm họa này, các nhà khoa học đang nghiên cứu để điều chế những loại thuốc mới thích hợp, từ nọc rắn chuông, hoa của cây thuốc lá, mật ong, các quả mọng, nấm, đến sữa của con người và thú mỏ vịt. … Read More
  • Hố khổng lồ nơi NASA săn sự sống ngoài trái đấtSự sống ngoài hành tinh nơi hố bí ẩn rộng 45 km này có thể hình thành cùng lúc hoặc chỉ sau trái đất một chút. Jezero Crater nhìn từ xa. Hố này có đường kính tới 45 km - ảnh: NASA Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) vừa c… Read More
  • Sự thật sâu tử thần to bằng bắp tay, phóng độc giết ngườiNgười dân Mông Cổ hàng trăm năm qua truyền tai nhau câu chuyện về một loài sâu tử thần sống trên sa mạc Gobi nổi tiếng với khả năng giết người bằng cách phóng độc. ảnh minh họa Loài sâu này được gọi là Allghoi khorkhoi có ng… Read More
  • Học loài cá để chữa suy tim cho ngườiCác nhà khoa học Anh phát hiện một số gien trong cơ thể giúp cá có khả năng tự tái tạo, sửa chữa những mô tim hư tổn, từ đó mở ra hy vọng áp dụng cơ chế tuyệt vời này lên bệnh nhân suy tim. Phát hiện mới mở ra hy vọng cho bệ… Read More
  • Voi châu Á, loài voi thông minh và độc đáoVoi châu Á là những họ hàng nhỏ con hơn của loài voi châu Phi (Loxodonta africana). Nó nhiều khả năng độc đáo, nhờ vào cấu trúc cơ thể và tính cách đặc trưng. Chúng có thể thể hiện cảm xúc và trí thông minh đáng ngạc nhiên. … Read More