21/8/17

NASA tính khoan xuyên lòng siêu núi lửa để ngăn chặn thảm họa

Các nhà khoa học đang nghiên cứu biện pháp ngăn chặn siêu núi lửa phun trào gây thảm họa khí hậu cho thế giới trong dự án 4,5 tỷ USD.

Suối nước nóng Morning Glory trong công viên quốc gia Yellowstone. Ảnh: Independent.
Suối nước nóng Morning Glory trong công viên quốc gia Yellowstone. Ảnh: Independent.

Các nhà nghiên cứu ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự định khoan sâu vào lòng một trong những siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới nằm dưới công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ, Independent hôm 19/8 đưa tin. Họ sẽ dùng những vòi phun nước áp suất cao để làm mát núi lửa, giải phóng nhiệt từ buồng chứa magma và ngăn núi lửa phun trào.

Kế hoạch của NASA là khoan sâu khoảng 10 km ở Yellowstone và bơm nước qua đó. Chi phí của dự án là 4,5 tỷ USD. Trong tương lai, một nhà máy địa nhiệt có thể được xây dựng để khai thác năng lượng.

Tuy nhiên, khoan xuyên siêu núi lửa ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm tàng, theo nhà khoa học Brian Wilcox ở Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở Viện công nghệ California.

"Nếu bạn khoan vào đỉnh buồng magma và cố gắng làm mát nó từ đó, biện pháp này rất mạo hiểm. Phần vòm của buồng magma có thể trở nên giòn hơn và dễ nứt hơn. Những khí gas độc hại trong magma ở đỉnh buồng có thể được giải phóng", BBC dẫn lời Wilcox.

Theo Wilcox, mối đe dọa từ siêu núi lửa lớn hơn nhiều so với tiểu hành tinh hay sao chổi. Một vụ phun trào siêu núi lửa có thể tác động lâu dài tới hành tinh, bao gồm nạn đói trên toàn thế giới và lượng khí sulphur dioxide lớn giải phóng vào khí quyển. Liên Hiệp Quốc ước tính nguồn dự trữ lương thực toàn cầu chỉ đủ cung cấp trong 74 ngày.

Mối đe dọa lớn nhất là tro bụi bị gió thổi bay. "Người dân sinh sống ngược chiều gió tính từ nơi núi lửa phun trào cần chú ý", Larry Mastin, nhà núi lửa học ở Cục khảo sát địa chất Mỹ (USGS) nói. Những vụ phun trào lớn có thể tạo ra đám mây hình chiếc ô khiến tro bụi bao phủ hơn nửa lục địa.

Theo USGS, siêu núi lửa Yellowstone sẽ không phun trào trong nhiều thế kỷ tới. Tuy nhiên, chu kỳ phun của Yellowstone là 600.000 năm và lần cuối cùng siêu núi lửa này phun trào là cách đây 640.000 năm.

Related Posts:

  • Quái vật hồ Loch Ness đã chết?Người ghi chép chính thức các trường hợp phát hiện quái vật hồ Loch Ness cho rằng có thể quái vật hồ Loch Ness đã chết. Quái vật hồ Loch Ness được cho là đã biến mất suốt 8 tháng qua. Ảnh: Wikipedia Người ghi chép chính thứ… Read More
  • Các nhà khoa học làm sáng tỏ bí ẩn phát sáng của nấmCác nhà sinh học từ Nga cùng đồng nghiệp Nhật Bản và Brazil đã làm sáng tỏ bí ẩn phát sáng của nấm và tạo được một số phân tử nhân tạo có khả năng tương tự, tức tỏa sáng các sắc cầu vồng, - theo một bài báo công bố trên tạp c… Read More
  • 32 đội tranh tài trong vòng chung kết Robocon 2017Với chủ đề "Chinh phục đĩa bay", các đội tuyển lọt vào vòng chung kết Robocon 2017 sẽ trình diễn nhiều giải pháp công nghệ mới. Ông Đỗ Quốc Khánh thông tin vòng chung kết Robocon 2017 sẽ diễn ra từ 9/5 đến 14/5 tại Ninh Bìn… Read More
  • Các nhà nghiên cứu phân tích cơ chế giao phối của cá heoCác nhà nghiên cứu đã đưa ra một bộ kế hoạch khoa học độc đáo để phân tích cơ chế tình dục của các loài động vật có vú ở đại dương. Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy cơ quan sinh dục của con đực và cái ở loài cá heo bottlenose… Read More
  • Mưa sao băng rực sáng trời đêm Trung QuốcMưa sao băng Lyrids chiếu sáng lấp lánh bầu trời đêm trên dãy núi Trường Bạch ở tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc. ảnh minh họa Bầu trời trên dãy núi Trường Bạch ở biên giới Trung Quốc - Triều Tiên sáng lấp lánh nhờ tr… Read More