28/8/17

Internet Việt Nam đi quốc tế “rùa bò” vì sự cố cáp quang biển

Chiều 27/8, ba tuyến cáp quang biển kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã gặp sự cố.

Chiều 27/8 ba tuyến cáp quang biển kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã gặp sự cố (Ảnh minh họa)
Chiều 27/8 ba tuyến cáp quang biển kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã gặp sự cố (Ảnh minh họa)

Tối muộn ngày 27/8, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam trả lời PV cho hay, ba tuyến cáp quang biển kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã gặp sự cố.

Các tuyến cáp bị ảnh hưởng lần này được xác định là Liên Á (IA), SEA-ME-WE3 (SMW3) và Asia America Gateway (AAG).

Phía VNPT cũng xác nhận sự cố trên tuyến cáp AAG và cho biết đang xác minh nguyên nhân và định tuyến lưu lượng ứng cứu cho khách hàng.

Cùng quan điểm, đại diện của ISP trên cũng cho biết chưa rõ nguyên nhân dẫn đến việc mất tín hiệu của cả ba tuyến cáp nói trên cũng như lịch trình sửa chữa, song ông phỏng đoán có khả năng sự cố xảy ra do ảnh hưởng của bão.

Thực tế cho thấy, việc các tuyến cáp quang biển gặp sự cố trong thời gian qua đã trở thành "cơm bữa" và các ISP đều có các tuyến dự phòng để bảo đảm việc truy cập Internet ra quốc tế cho khách hàng. Có thể kể ra đây như tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Gateway - APG) chính thức vận hành từ cuối năm 2016.

Tuy nhiên, trước đó, cáp APG cũng đã ít nhất 2 lần gặp sự cố nên độ tin cậy không thể là tuyệt đối. Gần đây nhất, vào lúc 16h ngày 20/06, tuyến cáp APG đã gặp sự cố ở phân đoạn Việt Nam - Hồng Kông.

Mới đây, VNPT và Viettel cho biết, trong tháng Bảy, các đơn vị này mở kênh khai thác chính thức trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1). Đây là hệ thống cáp biển kết nối các khu vực châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu, đi qua 19 quốc gia với tổng dự án khoảng 820 triệu USD.

Theo Báo, tuyến cáp quang biển AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11.2009, có tổng chiều dài hơn 20.000Km, dung lượng thiết kế đạt 2Tbps, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ qua nhiều định tuyến khác nhau. Hiện tại, tuyến cáp quang biển AAG đang được nhiều nhà mạng sử dụng như: VNPT, Viettel, FPT Telecom, SPT...

Trong khi đó, APG là tuyến cáp biển giúp kết nối trực tiếp các nước châu Á - Thái Bình Dương các nước Mỹ, Úc, Ấn Độ, châu Phi với dung lượng lớn. Tuyến cáp này có tổng chiều dài khoảng 10.400Km, cung cấp băng thông lên tới 54Tbps và tốc độ truy cập internet nhanh hơn khoảng gần 20 lần so với AAG.

Còn tuyến cáp quang biển AI được đưa vào vận hành từ năm 2009, có tổng chiều dài 6.800Km, kết nối Việt Nam, Singapore, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. Hệ thống có tốc độ truyền dữ liệu thiết kế lên đến 3,84Tbps.

Related Posts:

  • Apple tại Ấn Độ: Làm mới điện thoại cũ để chiếm thị trườngNhững mẫu điện thoại cũ, chẳng hạn như những chiếc iPhone 5S đang chiếm hơn nửa số hàng của Apple tới Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Thị trường tỷ dân của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng với tương lai Apple. Ảnh: TN… Read More
  • Galaxy Note 7 tân trang mở bán vào đầu tháng 7Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Samsung đã chốt ngày mở bán mẫu smartphone Galaxy Note 7 tân trang. Sản phẩm sẽ đến tay người dùng bắt đầu từ ngày 7.7 tới. Galaxy Note 7 ’tân trang’ được bán trở lại vào tháng 7 Theo PhoneAre… Read More
  • Nắp lưng iPhone 8 bị lộ từ nhà máyLoạt hình ảnh từ nguồn giấu tên trên trang Reddit chứng thực một số đồn đoán gần đây về thiết kế iPhone 8. Ảnh minh hoạ Người ảnh nói những vỏ case này có nguồn gốc từ chuỗi cung ứng của Apple, với phụ đề đi kèm rằng: … Read More
  • 5 mẹo giải cứu smartphone nóng lên bất thườngNhững ngày hè đã đến mang theo nhiệt độ nóng bức, sẽ khó chịu hơn khi chú dế của bạn cũng tỏa nhiệt. Làm thế nào hạ nhiệt cho dế yêu? Dưới đây là 5 mẹo nhỏ cực hay bạn không nên bỏ qua. ảnh minh họa 1. Hãy tắt các kết nối k… Read More
  • 400 iPhone tạo ‘like ảo’ bị thu giữ tại Thái LanBa người đàn ông Trung Quốc với hơn 300.000 thẻ sim và 400 chiếc iPhone làm dịch vụ 'like ảo", "share ảo"... đã bị bắt giữ. Ảnh minh hoạ 400 iPhone tạo ’like ảo’ bị thu giữ tại Thái Lan XEM VIDEO CLIP: Theo Bangkok Post… Read More