15/8/17

Cách dùng thuốc bôi chống muỗi không hại sức khoẻ

Số người mắc sốt xuất huyết tăng lên từng ngày cùng những hậu quả nặng nề của bệnh khiến nhiều gia đình đã tìm dùng các sản phẩm chống muỗi: kem, gel, dung dịch bôi, thuốc xịt lên da... để bảo vệ và phòng bệnh. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc này không đúng cách có nguy cơ độc hại cho sức khỏe.

Cách dùng thuốc bôi chống muỗi không hại sức khoẻ
ảnh minh họa

Thuốc bôi chống muỗi có thể gây hại da

Bôi kem chống muỗi đốt chỉ có tác dụng tạm thời, khi thuốc bay hết lại phải bôi tiếp. Nếu bôi kéo dài và bôi nhiều cũng có thể gây hại cho da. Đôi khi còn xuất hiện các tác dụng phụ như phản ứng kích ứng (da đỏ lên, rát, bong vảy) hoặc gây dị ứng da (da sưng nề, đỏ lên, ngứa, mụn nước li ti hoặc có mủ...). Những trường hợp viêm da cơ địa (cả trẻ em và người lớn) có làn da rất mẫn cảm nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm chống muỗi.

Không dùng thuốc xịt cho vùng mặt. Trước khi sử dụng cho toàn thân, nên thử dùng trước cho một vùng da nhỏ mặt trong cánh tay. Nếu không xuất hiện kích ứng, mẩn ngứa thì từ đó mới áp dụng cho toàn bộ cơ thể. Không xịt trực tiếp thuốc lên người, nên xịt ra tay và xoa lên các vùng có nguy cơ bị muỗi đốt. Khi bôi cần tránh vùng mắt, mũi, miệng, vết thương hở. Có thể bôi thuốc lên quần áo, chăn, chiếu, màn… cũng cho tác dụng chống muỗi đốt.

Trường hợp bị tác dụng phụ trên da, bệnh nhân rất ngứa và khi có mủ thì bị đau. Khi các sẩn lặn đi thường để lại các vết mất sắc tố hoặc tăng sắc tố sau viêm nhưng thường là tăng sắc tố. Một số khác bị những vết trắng lẫn vết thâm. Các vết thâm thường tồn tại rất dai dẳng và nếu cứ bị muỗi đốt liên tục thì các vết thâm xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu gãi hoặc chà xát nhiều thì các vết thâm còn bị dày lên sần sùi trông rất xấu. Nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến viêm da dị ứng, nhiễm trùng, sưng tấy…

Nguy cơ phơi nhiễm hoá chất và gây hại hô hấp

Khi các vùng da hở như vết thương, nốt muỗi đốt cũ đã gãi trầy xước… tiếp xúc với các loại thuốc chống muỗi, cơ thể có nguy cơ bị phơi nhiễm hóa chất qua các vùng da hở này. Các báo cáo về triệu chứng phổ biến của việc nhiễm độc DEET ở trẻ em là đau đầu, run, mất kiểm soát, động kinh và co giật. Hầu hết các trường hợp nhiễm độc do tiếp xúc với DEET được báo cáo đều liên quan trẻ em dưới 8 tuổi.

Khi dùng loại bình xịt chống muỗi cho vùng mặt và cổ, thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp.Việc này cũng giống như việc hít phải chất độc hại.

Với trẻ nhỏ, nên sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt. Việc đó giúp cho trẻ không bị hít quá nhiều thuốc diệt côn trùng, vì khi phun, thuốc dạng bụi nước có xu hướng lan ra khắp nơi. Sau khi thuốc hết tác dụng (xem hướng dẫn sử dụng) phải tắm rửa cho trẻ sạch sẽ để loại bỏ hóa chất có hại.Với những bé dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất không nên cho bé dùng thuốc chỗng muỗi, đặc biệt là các sản phẩm chứa DEET.

Với bé trên 6 tháng tuổi, nên tránh dùng kem chống muỗi bôi trực tiếp lên da. Không bôi thuốc lên tay trẻ, vì trẻ thường xuyên cho tay vào miệng. Một số loại kem (dầu) chống muỗi có mùi hương và nồng độ rất mạnh, dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé, cũng không nên cho bé dùng.

Related Posts:

  • Một số loại rau và ngũ cốc có thể gây hại cho sức khỏe con ngườiChuyên gia cảnh báo, lectins có trong một số loại rau và ngũ cốc có thể gây hại cho sức khỏe con người bao gồm một số vấn đề như dị ứng, sương mù não, mệt mỏi, hội chứng ruột kích thích, viêm khớp dạng thấp...   &n… Read More
  • Dấu hiệu cảnh báo bạn bị sốt rétSốt rét biểu hiện với các cơn sốt, sau đó rét run toàn thân, thay đổi thân nhiệt, thở nhanh, khát nước... Sốt rét ít xuất hiện nên bác sĩ có thể bỏ sót các dấu hiệu bệnh và không chỉ định xét nghiệm tìm ký sinh trùng. Ảnh: c… Read More
  • Hai biến chứng thường gặp ở bệnh quai bịBệnh quai bị nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm tinh hoàn ở nam và viêm buồng trứng ở nữ. Trẻ bị quai bị có thể biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Quai bị do virus họ Myxovirus gây nên. Đây l… Read More
  • Bài thuốc trị 3 bệnh thường gặp lúc giao mùaVào thời gian chuyển mùa, mưa nắng thất thường, cơ thể rất dễ bị cảm lạnh, đau bụng do lạnh, đau lưng hoặc phong thấp thể hàn. Để chữa trị các chứng bệnh này, đông y có rất nhiều bài thuốc dễ tìm, dễ sử dụng mà hiệu quả xin g… Read More
  • Bạn trai liên tục liên lạc cho tình cũ sau khi cãi nhau với tôiMới có tí mâu thuẫn với tôi mà anh đã tìm tới người cũ, nếu cưới tôi rồi có mâu thuẫn thì anh sẽ phản bội tôi ra sao? (Ảnh minh hoạ). Tôi 29 tuổi, anh bằng tuổi tôi, có công việc ổn định. Tôi không xinh xắn nhưng có duyên, t… Read More