4/8/17

Ảnh hưởng từ những lời khen

Đối với trẻ con, lời khen rất quan trọng, bởi nó là yếu tố động viên, khích lệ và tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống, định hướng trẻ đi đến một nền tảng tích cực cho tương lai.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với trẻ con, lời khen rất quan trọng, bởi nó là yếu tố động viên, khích lệ và tạo cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống, định hướng trẻ đi đến một nền tảng tích cực cho tương lai. Tuy nhiên, lời khen không cân nhắc sẽ biến thành “con dao hai lưỡi”.

Do trẻ còn quá nhỏ để cảm nhận được mức độ của lời khen: Khi nào mang ý nghĩa khích lệ, khi nào có giá trị xã giao, khi nào là lời tán thưởng cho thành tích nổi bật… nên trẻ dễ bị ngộ nhận. Các bậc cha mẹ cần có một hướng giáo dục đúng đắn cho trẻ, nhằm “vực dậy” tính năng động trước khi trẻ rơi và tình trạng thụ động.

Cha mẹ không nên tâng bốc, khen ngợi con mình quá mức ngay khi có mặt của trẻ. Điều đó không mang tính khuyến khích, ngược lại tạo cho trẻ tính tự cao, bất cần đời, kiêu ngạo, không tôn trọng người đối diện (vì trẻ cho rằng mình hơn mọi người).

Lời khen nên tùy theo độ tuổi. Khi trẻ còn nhỏ thì lời khen mang tính “đại trà”, nghĩa là khen mọi lúc mọi nơi nhằm tạo cho trẻ có niềm tin. Nếu trẻ càng lớn dần, nên khen ít hơn nhưng thiết thực hơn và lời khen cũng giản đơn hơn. Chẳng hạn: “Con nấu nồi cơm này cũng không đến nỗi tệ, cố gắng nhé!”, “Tuy môn Toán con được điểm 10 nhưng không có nghĩa là con giỏi, hãy chứng tỏ thành tích mình bằng việc học tốt, hạnh kiểm tốt, cha (mẹ) rất hoan nghênh con”…

Hạn chế những lời khen cho những việc không cần thiết. Cứ một chuyện nhỏ nhặt mà khen lấy khen để sẽ làm trẻ thụ hưởng. Vì nếu không khen ngợi, ca tụng, trẻ sẽ không chịu làm bất cứ việc gì, đôi khi trẻ còn xem rằng mình là nhân vật quan trọng. Chẳng hạn khi cha mẹ nhờ trẻ rót giùm ly nước, không nên khen: “Con giỏi quá!” mà cần nói: “Cảm ơn con!”.

Không nên khen trẻ bằng việc tặng thưởng những đồ vật có giá trị. Giả dụ, một người cha bảo rằng nếu con mình thi đậu đại học, sẽ tặng cho con một sợi dây chuyền vàng, một chiếc xe gắn máy tay ga, laptop…

Những đồ vật tặng thưởng nên chỉ mang tính tượng trưng và có giá trị thấp như: Đôi giày, quần áo, vé xem ca nhạc… Bởi vì giá trị càng lớn khiến cho trẻ xem chuyện học hành hay công việc nào đó như là cuộc mua bán, và theo thời gian, trẻ càng thích “ra giá” với ba mẹ những đồ vật có giá trị hơn khi ba mẹ yêu cầu trẻ làm việc gì.

Related Posts:

  • 10 lưu ý khi con trẻ có dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ýHội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ do thiếu kiến thức về hội chứng này đã khiến trẻ không được can thiệp kịp thời. ảnh minh họa 3 dấu hiệu nhận biết: Giảm sự ch… Read More
  • Căn bệnh giết người nhanh và đột ngộtCác triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể bị nhầm lẫn chỉ là cơn đau dạ dày, hay khó thở do phổi dẫn đến hậu quả xấu nhất. Bệnh nhân nghi nhồi máu cơ tim cần được đưa ngay đến cơ sở y tế. Tham gia "Hội thảo Điều trị bệnh lý… Read More
  • Ăn hàu đừng vứt vỏ đi, hãy tận dụng nó chế nhiều bài thuốc hayVỏ hàu sông có tên thuốc trong y học cổ truyền là mẫu lệ. Dược liệu có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, giảm đau.  Vỏ hàu sông chữa viêm loét dạ dày-tá tràng. Vỏ hàu sông … Read More
  • Không phải ai khi yêu cũng biết cách... nắm tayNắm tay sao cho mình yêu cảm nhận đủ yêu thương không hẳn ai cũng biết và điều đó cũng là một điều tối quan trọng.  Nắm tay trong yêu thương. Ảnh minh họa. Cách nắm tay một người trong cuộc đời vô cùng quan trọng. Nó kh… Read More
  • Dinh dưỡng cho lứa tuổi tiểu họcMột chế độ dinh dưỡng hợp lý ở lứa tuổi tiểu học sẽ giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh. Ảnh: H. Mai Năm học mới đã đến, các bậc cha mẹ luôn… Read More