20/6/17

Thu hẹp phạm vi luật sư phải tố giác thân chủ

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 2015 trong đó có nội dung thu hẹp phạm vi buộc luật sư phải tố giác thân chủ.


Thu hẹp phạm vi luật sư phải tố giác thân chủ
ảnh minh họa

Chiều 20/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 với hơn 88% đại biểu tán thành.

Riêng việc sửa đổi, bổ sung điều 19 (không tố giác tội phạm) được 415/459 đại biểu tán thành (chiếm hơn 84,5%). Đây là điều khoản mà trước khi thông qua đã có rất nhiều ý kiến tranh cãi, trong đó đa số giới luật sư đều không đồng tình với việc quy định “luật sư tố giác thân chủ”.

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết quan điểm của Ủy ban Thường vụ về nguyên tắc, với tư cách là công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm.

Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, trong suốt hơn 30 năm (năm 1985 - 2015), chính sách của nhà nước ta về trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác.

Vì thế, khi thông qua Bộ luật hình sự 2015, Quốc hội đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn chính sách này theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm.

“Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng. Trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa”, bà Nga nói.

Tuy nhiên, quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung, vấn đề này tiếp tục có những ý kiến trái chiều. Ủy ban Thường vụ tiếp thu một phần ý kiến của đại biểu, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉnh lý điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm.

Cụ thể, khoản 3 điều 19 quy định: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có  hiệu lực từ 1/1/2018.   

Related Posts:

  • Không được điều chỉnh đề án tuyển sinh đã công bốBộ GD-ĐT vừa phát hành công văn gửi các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ ĐH, CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hướng dẫn triển khai công tác xét tuyển năm 2017. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 tại TP.HCM Theo đó, các trư… Read More
  • Cái kết oan nghiệt của cuộc tình tay baDạn và người yêu đã sống với nhau như vợ chồng. Nhưng sau đó người yêu Dạn đem lòng yêu người khác và bị Dạn phát hiện. Không kiềm chế được tức giận, Dạn đâm chết tình địch. Bị cáo Dạn tại phiên tòa. Giết tình địch … Read More
  • Người vợ đâm chết chồng kêu oanTrong phiên tòa sơ thẩm, Châu nhận tội đâm chết chồng sau khi cãi nhau. Tuy nhiên, đến phiên tòa phúc thẩm, Châu kêu oan và cho là mình chỉ dùng dao để tự vệ và đâm xuống mặt bàn. Còn việc Châu nhận tội trong phiên tòa sơ thẩ… Read More
  • Nổ lốp khi đang bơm hơi, chủ xe ô tô chết thảmKhi đang bơm hơi, chiếc lốp xe ô tô bất ngờ phát nổ hất văng chủ xe đi xa. Sau khi xảy ra tai nạn, nạn nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hiện trường xảy ra vụ việc khiến chủ xe ô tô tử vong. Ảnh K.H Sự việc xảy ra vào kh… Read More
  • 25 năm mòn mỏi đi đòi quyền sử dụng đấtBị người khác giả mạo chữ ký của cha để chiếm 1.200m2 đất, bà Nguyễn Kim Phượng (trú tại phường 8, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã có gần 25 năm khiếu nại đòi quyền lợi nhưng chưa được giải quyết dứt điểm… Bà Nguyễn Kim Phượng p… Read More