Các nguyên nhân sâu xa của chứng rối loạn tự kỷ (ASD) vẫn còn gây tranh cãi, nhưng nghiên cứu mới về chế độ ăn uống cho thấy việc tăng lượng kim loại nặng, như tiếp xúc chì, giảm mangan và kẽm trong suốt thai kỳ, đều là những thứ góp phần làm tăng nguy cơ trẻ mắc ASD.
ảnh minh họa
Theo Medical Daily, nghiên cứu trên của Bệnh viện Mount Sinai thực hiện được công bố trực tuyến trên tạp chí Nature Communications cho thấy tiếp xúc với lượng kim loại sau khi sinh giúp dự đoán mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ ở trẻ sau này trong cuộc đời.
"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy nguy cơ mắc bệnh ASD liên quan sự tương tác giữa gien và môi trường", nhà nghiên cứu Abraham Reichenberg tuyên bố.
Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng về việc hợp tác giữa các nhà di truyền học và các nhà nghiên cứu về môi trường để điều tra về mối quan hệ giữa tiếp xúc kim loại và ASD để giúp chúng ta khám phá ra nguyên nhân gốc rễ của chứng tự kỷ và hỗ trợ phát triển các phương pháp can thiệp có hiệu quả.
Theo WebMD, mangan là một khoáng chất có trong thực phẩm như lạc, đậu, hạt, chè, ngũ cốc nguyên hạt, và rau xanh lá. Nó được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu, bởi vì cơ thể cần nó để hoạt động bình thường và giúp xương chắc khỏe. Kẽm cũng là một loại vitamin cần thiết gắn liền với sự phân chia tế bào thích hợp. Kẽm cũng được tìm thấy với số lượng lớn trong hạt.
Chế độ ăn uống có chứa kẽm và mangan đã dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, theo LiveStrong.