12/6/17

Sau sốt cao một ngày, bé gái bị rối loạn nhịp vì viêm cơ tim

Chỉ sau một ngày xuất hiện tình trạng sốt, nôn, bé H.T.L (4 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) được gia đình đưa đến viện khám. Tại bệnh viện, bệnh nhi bất ngờ xỉu, tim đập chậm nên nhanh chóng được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.


Bé gái tươi tắn khỏe mạnh ngày xuất viện, sau quá trình điều trị viêm cơ tim nguy hiểm. Ảnh: M.T
Bé gái tươi tắn khỏe mạnh ngày xuất viện, sau quá trình điều trị viêm cơ tim nguy hiểm. Ảnh: M.T

10 giờ đêm ngày 2/6, khoa Nhi tiếp nhận bé L. trong tình trạng khó thở có suy hô hấp và có rối loạn nhịp tim, nhịp chậm chỉ 40 – 50 lần/phút và có nguy cơ ngừng tim.

Hai bác sĩ trực là BS Đỗ Tuấn Anh, Bác sĩ Nguyễn Hồng Phong đã hội chẩn nhanh chóng, chẩn đoán nhiều khả năng bệnh nhi bị viêm cơ tim cấp có biến chứng rối loạn nhịp tim và suy hô hấp. Bệnh nhi ngay lập tức được đặt nội khí quản, thở máy, dùng các thuốc trợ tim.

Tuy được điều trị tích cực ngay từ đầu nhưng tình trạng của bệnh nhi vẫn tiếp tục diễn biến nặng lên trong 2 ngày đầu. Trẻ vẫn tiếp tục phải thở máy, tình trạng suy tim tăng lên với biểu hiện nhịp tim liên tục ở mức cao từ 180-200 chu kỳ/phút, huyết áp có thời điểm rất thấp, chỉ khoảng 60/30 mmHg. Với sự chăm sóc và điều trị tích cực đến ngày thứ 3 thì trẻ có tiến triển theo hướng thuận lợi. Sau 4 ngày, bệnh nhi đã cai được máy thở.

Xem Video: Viêm Cơ Tim (Bệnh Viện Tim Hà Nội)

XEM VIDEO CLIP: MKERtpmHJOo

Đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, có thể nói chuyện được, khả năng co bóp của cơ tim đã phục hồi. Bệnh nhi được xuất viện sáng 12/6 sau 10 ngày điều trị.

Bệnh nhi được khám lại, đảm bảo sức khỏe ổn định trước giờ xuất viện. Ảnh: M.T

Ths.Bs Trương Văn Qúy, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, viêm cơ tim cấp là bệnh ít gặp ở trẻ em, mỗi năm khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai chỉ có vài trường hợp, nguyên nhân thường gặp là do vi rút.

Tuy nhiên nguy hiểm ở chỗ bệnh viêm cơ tim thường diễn biến nhanh và các triệu chứng của bệnh lại không đặc hiệu như trẻ mệt nhiều, không chịu chơi. Chỉ đến khi trẻ có biểu hiện bệnh nặng như sốt cao, trẻ mệt nhiều, nôn nhiều, bỏ bú (ở trẻ bú mẹ) thì gia đình mới chú ý để đưa trẻ đi khám.

Do vậy khi trẻ có dấu hiệu bị ốm đặc biệt là các dấu hiệu trẻ mệt nhiều, ngủ nhiều, li bì, nôn nhiều hoặc ăn kém thì phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu không có sự thăm khám một các toàn diện và không nghĩ đến viêm cơ tim thì dễ bỏ sót chẩn đoán và đưa ra quyết định điều trị không chính xác ngay từ đầu

Related Posts:

  • Hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn tình ái, 1 người thiệt mạngNgày 26/5, Công an Bình Thuận cho biết, hung thủ và người có liên quan đến vụ án mạng do mâu thuẫn tình ái tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong khiến 1 thanh niên thiệt mạng đã đến công an trình diện. Hiện trường vụ án… Read More
  • Ung thư không phải là dấu chấm hếtChiều 26/5/2017, tại Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều, Hà Nội sẽ diễn ra sự kiện Tọa đàm khoa học “Ung thư không phải dấu chấm hết”. Sự kiện do Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện K Trung Ương tổ chức. Ung thư không … Read More
  • Làm rõ vụ nhóm thanh niên đánh, kéo lê 2 người phụ nữ ra khỏi nhàHai người phụ nữ đang ở trong nhà bỗng dưng bị nhóm thanh niên gần chục người lao vào đánh đập, kéo lê ra khỏi nhà rồi chúng đóng cửa cố thủ. Bà Liễu bị kéo, đánh dẫn đến bầm và trầy xước nhiều chỗ. Vụ việc xảy ra vào khoản… Read More
  • Quan hệ Việt-Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ không ngừngQuan hệ Việt – Mỹ thời gian qua đã đạt được những bước phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện (tháng 7/2013) trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị … Read More
  • 90% học sinh giỏi: Mừng hay lo?Đến hôm nay, hầu hết các trường đã tổng kết xong năm học 2016 - 2017. Cũng giống như mọi năm, câu chuyện thành tích học tập của các con lại được dịp “làm mưa làm gió” trên các trang mạng xã hội. Bố mẹ nào cũng tỏ rõ niềm tự h… Read More