11/6/17

Nghệ An: Sống vật vã tại khu tái định cư thủy điện Hủa Na

Một dự án thủy điện tầm cỡ được đầu tư trên 7.000 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động được hơn 4 năm. Gần 1.400 hộ dân phải nhường nhà, đất cho dự án này thế nhưng khi đến nơi ở tái định cư mới, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn.


 Bà Lô Thị Quyên, trú tại bản Huôi Muống, xã Tiền Phong cầm đùm gạo mới đi vay về để nấu cho biết: “Cuộc sống quá khó khăn vì thiếu đất, thiếu nước sạch sinh hoạt“.
Bà Lô Thị Quyên, trú tại bản Huôi Muống, xã Tiền Phong cầm đùm gạo mới đi vay về để nấu cho biết: “Cuộc sống quá khó khăn vì thiếu đất, thiếu nước sạch sinh hoạt“.

Hàng trăm hộ dân chưa đủ đất sản xuất

Tháng 6 giữ tâm điểm nắng cháy và gió Lào lùa về xứ Nghệ, phóng viên báo đã về ghi nhận phản ánh của bà con tái định cư thủy điện Hủa Na.

Nhiều bà con tái định cư nơi đây cho phóng viên biết rằng gạo trợ cấp của Nhà nước cũng đã gần cạn. Bất đắc dĩ, những thanh niên trai tráng trong làng, trong bản, những đàn ông khỏe mạnh lại bắt đầu vào rừng, trở lại vùng lòng hồ thủy điện để săn bắt, quẳng lưới kiếm con thú, con cá qua ngày. 

Theo như cam kết giữa nhà đầu tư với Công ty CP Thủy điện Hủa Na, mỗi nhân khẩu được giao ít nhất là 1ha đất rừng, hộ 3-5 khẩu được giao 3ha, hộ 5-8 khẩu được giao 8ha để trồng lúa nước, trồng rừng. 

“Hiện nay, dù trên giấy tờ, đất rừng đã được giao cho người dân, nhưng thực tế hàng trăm hộ dân vẫn chưa có một mảnh đất để mưu sinh, những hộ dân được chia đất thì chỉ được khoảng 1ha, nhưng là những ha đất cằn cỗi, không thể trồng trọt được bất kỳ giống cây gì, nên bấy lâu nay, nhưng người dân ở khu tái định cư Thủy điện Hủa Na chỉ sống nhờ vào gạo hỗ trợ và củ sắn và măng rừng. Đến nay gạo hỗ trợ của nhà nước đã hết rồi, dân bản phải vào rừng hái măng, làm đủ nghề để kiếm sống qua ngày. Trong khi đó, đất trồng lúa không có, mùa măng rừng thì có hạn biết thời gian tới bà con sống sao đây...” - ông Lương Văn Hùng, Bí thư Chi bộ bản Piêng Cu 1 .

Anh Hà Văn Thắng ở bản Huôi Sai, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong bức xúc vì không có đất lúa nước để canh tác. 

Ngoài việc thiếu đất để mưu sinh, người dân bản Piêng Cu 1, Piêng Cu 2, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong còn thiếu nước sạch để sinh hoạt.

Bà Lô Thi Quyên, trú tại bản Huôi Muống, xã Tiền Phong cho biết: Hầu hết các công trình nước sạch do nhà đầu tư xây dựng đã xuống cấp trầm trọng, nước không có dùng. Bể nước lớn đặt trên núi và 7 bể nước vệ tinh chia nước cho 2 bản này chỉ hoạt động được mấy tháng sau khi xây dựng, còn lại từ đó đến nay người dân ở các khu tái định cư như chúng tôi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Ông Hùng cho biết thêm, ông đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương và nhà đầu tư nhưng đến nay đã hơn 6 năm vẫn chưa được nâng cấp sửa chữa. "Nhà đầu tư đào giếng khơi nhưng nước ít, chưa dùng đã hết, người dân chúng tôi phải đi xa hơn 1 km lấy nước khe suối về sinh hoạt, dù biết nguồn nước không đảm bảo vệ sinh nhưng chúng tôi buộc phải sử dụng"", ông Hùng . 

Trách nhiệm thuộc chủ đầu tư

Tại điểm tái định cư Huôi Sai, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong (Nghệ An) có 103 hộ dân sinh sống, trên giấy tờ có những hộ dân nơi đây được cấp 320ha đất để mưu sinh.

Tuy nhiện thực tế các hộ dân nơi đây hoàn toàn không có đất như chủ đầu tư đã cam kết. “Gia đình tôi có 3 nhân khẩu, nhưng đến nay đã được Công ty CP Thủy điện Hủa Na giao đất để trồng trọt đâu, hàng ngày vợ chồng tôi phải vào rừng, vào mảnh đất ngày xưa chúng tôi sinh sống để hái măng và bắt cá kiếm sống qua ngày. Không có đất chúng tôi không biết lấy gì để kiếm sống, cứ trông chờ vào gạo trợ cấp, mà họ cấp gạo hàng tháng nhưng tháng nay đã cấp cho chúng tôi đâu...” - ông Hà Văn Hằng ở bản Huôi Sai bức xúc cho hay.

Cùng tâm trạng với anh Hằng là bà Lô Thị Quyên, trú tại bản tái định cư Huôi Muống, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An). "Lâu nay đất không được cấp, nước sạch thì không có, nghề nghiệp thì không có chỉ có nghề hái măng rừng nhưng vất vả lắm, phải có sức khỏe mới vào rừng hàng ngày được... Chúng tôi ngoài trông chờ gạo trợ cấp thì không biết lấy gì để sống qua ngày...”, bà Quyên cho biết. 

Trao đổi vấn đề này với ông Vũ Đình Tuấn, Trưởng bộ phận bồi thường giải phóng mặt bằng của Công ty CP thủy điện Hủa Na thì ông Tuấn cho biết: “Có 6/13 điểm tái định cư đã có quỹ đất trồng lúa nước, số còn lại chúng tôi vẫn chưa tìm đâu ra. Số đất trồng lúa nước chúng tôi đã tiến hành bàn giao cho dân rồi, nhưng người dân yêu cầu phải có tiền phục hóa mới chịu nhận, nên cũng rất khó cho chúng tôi... Còn công trình nước tự chảy không hoạt động được và để hoang, hư hỏng nặng là do người dân đục phá đường ống dẫn nước, chúng tôi yêu cầu đơn vị thi công khắc phục sự cố nhưng phía đơn vị thì công không đồng ý nên đến nay vẫn không thể liên lạc được?!” - ông Tuấn phân trần.

Khu tái định cư Thủy điện Hủa Na nhìn từ xa

Trao đổi với báo, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong : "Hiện người dân không có đất mưu sinh và cũng thiếu nước sạch để sinh hoạt. Huyện cũng đã nhiều lần yêu cầu phía chủ đầu tư phải có giải pháp cho dân nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Chỉ có một số ít hộ dân là có đất để sản xuất, còn lại đa phần là thiếu đất để sinh hoạt, cuộc sống của họ vốn đã vất vả khó khăn, nay lại khó khăn hơn... Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư phải vào cuộc để cuộc sống của các hộ dân tái định cư được đảm bảo, an tâm hơn".

Related Posts:

  • Ám ảnh kẹt xe Tân Sơn Nhất: Đề xuất xây cáp treo vào sân bayGiám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, một doanh nghiệp vừa đề xuất làm cáp treo từ công viên Gia Định vào Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để giảm ùn tắc. Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo tại buổi họp khắc phục … Read More
  • Hoa mắt với phụ nữ Mông ở Hà GiangHàng chục phụ nữ người Mông mặc váy hoa sặc sỡ leo trèo, đánh đu trên những ngọn cây cam sành cao 7 – 8m hái quả, thấy là hoa mắt Việc các phụ nữ người Mông mặc váy hoa sặc sỡ, đánh đu trên những cây cam sành cao vút khiến … Read More
  • Người đứng đầu Tổng cục dân số trần tình về nới lỏng sinh conTrước thông tin cho rằng, Bộ Y tế đang khuyến khích người dân "sinh thoải mái", ông Nguyễn Văn Tân – quyền Tổng cục trưởng Tổng cục dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế), Bộ Y tế chỉ đề xuất chính sách “nới lỏng chính sách kiểm soát để gi… Read More
  • Quỷ kế của gã bạn và người vợ thay lòngSau lần gặp ấy, thỉnh thoảng gã bạn của chồng ghé thăm Lan, lại đúng vào những lúc chồng chị đang mải bán rau ngoài chợ. ảnh minh họa Trong làng ngoài xóm, ai cũng mừng cho chị Lan bởi chị có mái ấm hạnh phúc bên chồng và h… Read More
  • Chuyện người đàn bà giết chồng trong đêm khuyaCuộc hôn nhân buồn với người chồng bê tha, bạo lực đã đẩy người đàn bà vào thế cùng quẫn Ảnh minh họa TAND tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Moong Mẹ Phia (SN 1971, tên gọi khác Xeo Thị Long, ngụ x… Read More