29/6/17

Không truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Theo bác sĩ Tuấn, việc tự ý truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.


Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Khánh Trung.
Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Khánh Trung.

Chiều 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, đã có thông tin về tình trạng gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt lưu ý về sốc sốt xuất huyết.

Bác sĩ Nguyễn Minh cho biết từ tháng 6, các ca sốt xuất huyết bắt đầu tăng 10-15% so với tháng trước, trung bình có 70-72 ca nhập viện mỗi tuần vì sốt xuất huyết, trong đó 10% là các ca nặng và đang có xu hướng tăng nhẹ.

Tính đến 9h ngày 28/6, khoa đang có 116 bệnh nhân điều trị nội trú, 60% đến từ các tỉnh, có 9 ca sốc sốt xuất huyết với các biểu hiện như mạch nhanh, khó bắt, tụt huyết áp.

Theo bác sĩ Tuấn, các ca sốc sốt xuất huyết là do tình trạng thất thoát huyết tương, xuất hiện trong thời điểm bé bắt đầu hạ sốt. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của bé không đỡ. Khi có các triệu chứng như đau bụng nhiều, nôn ói, bé không chịu ăn uống, không chịu chơi, quấy khóc, bứt rứt khó chịu… Các bệnh nhi đều được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem Video: Phòng chống muỗi - phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

XEM VIDEO CLIP: MI-VIHVw3ug

Trong sốc sốt xuất huyết còn có tình trạng sốc nặng, mạch và huyết áp bằng 0, chảy máu, dễ dẫn đến suy tim, suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa, rối loạn điện giải... Một số trẻ có bệnh nền hoặc dư cân, tình trạng sốc diễn tiến nguy hiểm hơn, có thể sốc nặng, sốc kéo dài hoặc tái sốc.

Bác sĩ Tuấn cho biết từ đầu năm đến nay, cơ sở y tế này đã có 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, đều là các ca được chuyển đến từ các tỉnh và diễn tiến bệnh quá nặng.

Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, phụ huynh lưu ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước bù dịch, hạ sốt bằng paracetamol là an toàn nhất.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ chưa bị thất thoát huyết tương không nên tự ý truyền dịch cho trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm. Việc truyền dịch cần được thực hiện trong bệnh viện dưới chỉ định và theo dõi sát của bác sĩ.

Related Posts:

  • Hiếm gặp: Thai phụ vỡ động mạch chủNữ bệnh nhân đang mang thai 12 tuần tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì vỡ phình động mạch chủ quai xuống. Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương thực hiện cuộc mổ khẩn cấp, cứu cả thai phụ và thai nh… Read More
  • Thương tâm: 3 anh em ruột tử vong trong hầm khí biogasKhi xuống sửa chữa hố biogas, anh Đ. gặp nạn. Hai người anh em ruột xuống cứu và cùng bị tử vong. ảnh minh họa Sáng 11-5, Trưởng công an xã Gia Xuyên (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) Tăng Văn Méc cho biết trên địa bàn thôn Đ… Read More
  • Phía sau các vụ án đầu độc chấn độngGiết người bằng chất độc là một tội ác vô cùng tinh vi, xảo quyệt, được đánh giá là cách giết người kín đáo nhất. Nguyễn Thị Chinh và các đối tượng gây án trước vành móng ngựa. Do đó, điều tra các vụ án dùng chất độc hạ sát… Read More
  • Bộ Công an tham gia điều tra nghi án làm giả quyết định lãnh đạo tỉnhBộ Công an đã tăng cường lực lượng phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam điều tra nghi án làm giả quyết định cho phép khai thác cát của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam. Một góc dự án Khu đô thị quốc tế mới Đa Phước Sáng 11-5, đại tá … Read More
  • Sơ suất, thanh niên bị máy xay thịt cắt lìa ngón taySáng 11-5, bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết ngón tay đứt lìa của bệnh nhân T.V.T (26 tuổi, ở TP.HCM) sau phẫu thuật đã hồng hào trở lại, mạch máu lưu thông tốt. Ngón tay đứt lìa của anh T. sau phẫu thuật. Ảnh: XUÂN … Read More