Khi nghĩ đến sự va chạm, chúng ta tưởng tượng hai hoặc nhiều thứ đập mạnh vào nhau, và dẫn đến sự phá vỡ, tạo ra một mớ hỗn độn. Điều này làm cho viễn cảnh của một thiên hà, một bộ “sưu tập” của hàng tỷ quả cầu khí khổng lồ đang bốc cháy, va chạm với một thiên hà khác… tạo ra hiện tượng kỳ lạ.
Hình ảnh tuyệt đẹp hai thiên hà đang va chạm nhau phát hiện bởi Đài Thiên Văn của NASA. Vụ va chạm giữa các thiên hà Antenna, cách Trái đất khoảng 62 triệu năm ánh sáng, bắt đầu từ hơn 100 triệu
Paul Sutter, nhà thiên văn học tại Đại học Bang Ohio và là trưởng nhóm khoa học của Trung tâm Khoa học COSI. Sutter cũng là chủ quản của Ask a Spaceman, RealSpace và COSI Science Now. Sutter đã cung cấp bài viết này đăng trên Space.com.
Đó là một lực hút hấp dẫn lẫn nhau. Điều này không thể tránh khỏi: Qua mỗi centimet, từng năm ánh sáng, khi đồng hồ vũ trụ xuyên qua thời kỳ các thiên hà phát triển tiến gần nhau hơn.
Pháo hoa
Lực hấp dẫn bóp méo hình dạng của các thiên hà khi chúng gặp nhau. Nhưng bản thân các thiên hà chủ yếu là không gian trống (tương đối). Ngôi sao chỉ là những chấm nhỏ bé so với khối lượng khổng lồ của không gian trong một thiên hà. Khi những “con quái vật này” va chạm, bạn đừng chỉ tưởng tượng đến một tai nạn xe hơi.
Các thiên hà chứa hàng chục tấn khí và bụi đang trôi nổi xung quanh, trở nên sống động như những tinh vân, tạo thành những cơn lốc.
Những cơn lốc này có thể tồn tại dai dẳng ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng nếu có được cú hích từ sóng xung kích siêu tân tinh gần đó hoặc trong một ví dụ có liên quan hơn, các tương tác hấp dẫn phức tạp khi hai thiên hà bay qua nhau - chúng có thể bắt đầu sụp đổ, phân mảnh và ngưng tụ để tạo thành một đợt hình thành sao mới.
Khi hai thiên hà đang sáp nhập, tỷ lệ hình thành sao tăng gấp 10 lần tốc độ bình thường của nó. Trong “chớp mắt” của vũ trụ, hàng tỷ ngôi sao mới được sinh ra. Trong một khoảnh khắc ngắn, về mặt thiên văn học, thiên hà được sáp nhập sẽ sáng hơn bao giờ hết.
Các thiên hà có thể tiếp tục lặng lẽ thắp sáng các ngôi sao mới năm này qua năm khác, “nhấm nháp” những trữ lượng khí quý giá của chúng. Nhưng sự hỗn loạn của va chạm buộc chúng sử dụng nguồn cấp năng lượng quý giá này quá nhanh. Hàng tỷ ngôi sao mới được sinh ra, hầu hết trong số chúng, chết ngay sau khi sáp nhập.
Và những gì còn lại sau “pháo hoa”? Một thiên hà bị phá vỡ, mờ dần, đang chết dần chết mòn-và sẽ không bao giờ tỏa sáng đầy đủ, rực rỡ như trước khi thảm họa xảy ra. Đó là cái giá phải trả cho một khoảnh khắc “vinh quang” giữa các thiên hà.
Đó là một “điệu nhảy” bi thảm, một câu chuyện kể qua hàng trăm triệu năm. Và là điều mà chúng ta vừa mới bắt đầu khám phá và tìm hiểu bản chất của hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này.