26/6/17

Cơ chế phình to ruột giúp trăn Miến Điện tiêu hóa mồi

Những cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể trăn Miến Điện tăng gấp đôi kích thước sau khi chúng nuốt con mồi khổng lồ.


Trăn Miến Điện là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới. Ảnh: Wikimedia Commons.
Trăn Miến Điện là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới. Ảnh: Wikimedia Commons.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế phát hiện cơ chế khiến cơ quan nội tạng của trăn Miến Điện tăng đáng kể kích thước sau khi ăn, theo International Business Times. Họ xác định một số bộ gene có thể ảnh hưởng tới những thay đổi ở cấu trúc cơ quan nội tạng trăn.

Trăn Miến Điện có khả năng nhịn ăn trong thời gian dài, khi đó chức năng trao đổi chất và sinh lý học trong cơ thể chúng tạm ngừng và các cơ quan nội tạng co lại. Nhưng trong 48 giờ sau khi nuốt con mồi to, kích thước và chức năng của các cơ quan nội tạng trăn Miến Điện gia tăng đáng kể để giúp nó tiêu hóa con mồi. Khối lượng những cơ quan quan trọng, bao gồm tim, gan, thận và ruột trăn, có thể tăng 40-100%.

XEM VIDEO CLIP:

Trăn Miến Điện ở vùng đầm lầy phía nam Florida. 

Trong nghiên cứu công bố đầu tháng 5 trên tạp chí BMC Genomics, một nhóm nhà khoa học quốc tế so sánh biểu hiện gene ở tim, gan, thận và ruột của trăn Miến Điện trong thời gian trước và sau khi ăn. Họ muốn hiểu rõ những gene nào đóng vai trò quan trọng và mức độ ảnh hưởng của chúng.

Các nhà nghiên cứu xem xét biểu hiện gene ở trăn đang nhịn ăn, thời điểm một ngày sau khi ăn và 4 ngày sau khi ăn. Họ sắp trình tự bộ gene theo ba trạng thái trên và xác định 1.700 gene ở trăn biểu hiện khác nhau trước và sau ăn.

Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích số liệu để tìm ra bộ gene quan trọng nhất thúc đẩy những thay đổi ở cơ quan nội tạng trong cơ thể trăn. Kết quả cho thấy một số bộ gene (mTOR, PPAR/LXR/RXR và NRF2) mã hóa protein kích hoạt tín hiệu ở mô, kéo theo sự phục hồi cơ quan nội tạng của trăn.

Trăn Miến Điện nằm trong số những loài rắn lớn nhất trên Trái Đất, một số con có thể dài tới 4 m. Chúng chủ yếu sinh sống ở vùng rừng Ấn Độ và Indonesia, nhưng cũng du nhập vào vùng hoang dã Florida, Mỹ, thông qua hoạt động mua bán thú cảnh và được xem là loài xâm hại.

Trăn Miến Điện có thể ăn chim cũng như các loài bò sát khác và rất ưa chuộng động vật có vú lớn. Ở Florida, loài vật này thường ăn thịt gia súc, cá sấu và hươu trưởng thành.

Nghiên cứu cơ chế sinh học ở loài trăn có thể gợi ý cho các nhà khoa học tìm ra cách tốt nhất để điều trị những căn bệnh ảnh hưởng tới cơ quan nội tạng của người trong tương lai.

Related Posts:

  • Black Friday theo phong cách của NASAHôm qua khi mọi người trên thế giới lặn ngụp trong hàng tá các chương trình khuyến mãi giảm giá của ngày Black Friday thì NASA lại tổ chức một sự kiện đặc biệt để hưởng ứng cùng với thế giới ngày “Thứ 6 đen tối” với tên gọi k… Read More
  • Bánh xe lấy cảm hứng từ áo giáp thời trung cổ của NASAĐội ngũ sáng tạo tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA đã phát triển một loại lốp "Siêu linh hoạt" lấy cảm hứng từ áo giáp của binh sĩ thời trung cổ. ảnh minh họa Loại lốp mới này sử dụng hợp kim nhớ hình (shape memory all… Read More
  • Cuốn chiếu bò chồng lên nhau như tấm thảm để cản thú săn mồiĐàn cuốn chiếu thường di chuyển theo từng nhóm lèn chặt vào nhau tạo thành một khối bất khả xâm phạm với những kẻ săn mồi. ảnh minh họa Khi một con cuốn chiếu non đơn độc bò một mình, nó trở thành một mục tiêu dễ tấn công. N… Read More
  • Clip: Cua hành quân chất chồng như núi dưới đáy biểnBầy cua chất chồng như núi, có thể lên tới hàng vạn con, khiến những người quay phim hết sức ngỡ ngàng. Hàng vạn con cua hành quân cùng lúc. Video cua hành quân dưới đáy biển. XEM VIDEO CLIP: Đoạn video cực kì ấn tư… Read More
  • Công nghệ giúp chuyên gia tìm thấy xác tàu TitanicXác tàu Titanic nổi tiếng được phát hiện một cách tình cờ từ nhiệm vụ bí mật khảo sát hai tàu ngầm hạt nhân bị chìm của quân đội Mỹ. Xác tàu Titanic được tìm thấy nhờ công nghệ sóng âm. Ảnh: News.com.au. Nổi danh là con tàu … Read More