3/6/17

Bệnh gì khiến teen luôn uể oải, mệt mỏi?

Cháu 18 tuổi đang học tại Hà Nội, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù hoạt động không nhiều.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cảm giác mệt mỏi nhiều nhất là khi thức dậy vào buổi sáng, thường giảm về chiều, đôi khi thở gấp. Ngoài ra cháu còn bị đau mỏi vùng cổ sau gáy và cơ cầu vai 2 bên rất khó chịu. Cháu ngủ đủ giấc và ăn uống rất tốt. Xin hỏi bác sĩ tại sao cháu có những triệu chứng trên? Cháu cảm ơn. (Haile).

Trả lời:

Bạn chỉ mới 18 tuổi mà đã gặp những vấn đề kể trên có thể vì một số lý do sau:

Chế độ ăn

Nếu chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh. Chẳng hạn như hấp thụ nhiều caffein, chất béo và đường sẽ khiến bạn cảm thấy toàn thân chập chạm, uể oải, bởi các chất này phá hoại quá trình trao đổi chất tự nhiên và tạo ra các chất độc hại ứ đọng trong cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm 9 mẹo ăn uống lành mạnh phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Có vấn đề về tuyến giáp 

Một số người bị suy giảm chức năng tuyến giáp và quá trình trao đổi chất ngay khi còn trẻ. Tuyến giáp là bộ phận có vai trò duy trì nguồn năng lượng và sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp bị bệnh sẽ sản sinh ít hormone hơn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức nhiều hơn. Do vậy bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Có vấn đề về khớp và xương sống

Các triệu chứng đau nhức thường xuất hiện ở phần lưng trên và cổ, chủ yếu là do tư thế không đúng, chẳng hạn như ngồi học nhiều, ngồi không thẳng lưng, ít vận động… Tình trạng này gây ra áp lực ngày càng tăng dần làm căng cứng vùng xương sườn và vai. Theo thời gian, các áp lực tăng lên bạn sẽ gặp vấn đề về hô hấp do xương sườn không mở đủ rộng đồng nghĩa với việc bạn không hít thở đủ không khí như bình thường. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác khó thở, hụt hơi.

Sau vài tháng giữ tư thế không đúng như trên, cơ bắp sẽ bắt đầu đau và giảm tầm vận động. Các cơn đau nhức cơ bắp này ngày càng nặng hơn nếu bạn không chỉnh sửa lại tư thế. Để biết cụ thể vấn đề mình đang gặp, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về thần kinh cột sống để được tư vấn các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bệnh diễn biến xấu đi.

Đôi khi thay đổi giường nằm và để ý xem cơ thể phản ứng ra sao cũng là một giải pháp hay. Thông thường, việc đổi một chiếc giường tốt hơn hoặc cứng hơn sẽ giúp giảm hầu hết các vấn đề bạn gặp phải. Bên cạnh đó, nên tập cho mình những thói quen tốt như ngồi thẳng lưng, không ngồi lâu, vận động nhiều hơn.... Bạn có thể tham khảo thêm về các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách và bài tập giảm đau cổ, vai gáy trên báo.

Thân ái.

Related Posts:

  • 8 sai lầm khi chọn trang phục khiến bạn mắc bệnhMặc quần áo phù hợp có thể làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc và có quyền lực, nhưng nếu mắc sai lầm khi chọn lựa về kích cỡ hay loại vải có thể làm bạn không thoải má, thậm chí bị bệnh. ảnh minh họa Túi xách lớn Mang một … Read More
  • Lần thứ hai đi chơi sếp đã đưa tôi vào nhà nghỉChẳng hiểu tôi có cảm tình với sếp ở điểm gì mà luôn muốn ở bên sếp. ảnh minh họa Tôi là sinh viên một trường có tiếng ở Hà Nội. Dù chỉ mới năm 2 nhưng tôi đã đi làm thêm rất nhiều nghề để trải nghiệm. Vừa rồi, khi xin việc… Read More
  • Những kỹ năng cha mẹ cần dạy con khi bị lạc đườngKhi bị lạc trẻ thường hoảng loạn và khóc lóc, thậm chí quên hết thông tin, cha mẹ cần trang bị cho con một số kỹ năng khác để ứng phó khi bị lạc đường. ảnh minh họa Trẻ bị lạc có nguy cơ bị bắt cóc Trẻ đi lạc không những gâ… Read More
  • Phải làm sao khi tôi đã yêu cô gái rót biaGiờ không biết làm cách nào để em nghỉ làm công việc đó. Mỗi lần đề cập chuyện nghỉ làm tôi thấy trong sâu đôi mắt em ẩn chứa nỗi niềm gì đấy. ảnh minh họa Tôi vừa tròn 25 tuổi, ở quê hương trên dòng sông quan họ từ bé. Tôi… Read More
  • Lửa có tàn khi sang tuổi trung niên?Tuổi trung niên là cả một giai đoạn dài của đời người, khi đã qua thời trai trẻ và trưởng thành nhưng chưa được coi là có tuổi (ngoài 65). Nếu tuổi trung niên là 45 - 65 thì khoảng rộng về thời gian như thế tất nhiên dẫn đến … Read More