15/5/17

Xử trí khi trẻ sốt co giật

Đặt trẻ nằm nghiêng, cha mẹ không nên cho ngón tay hay đồ vật vào miệng trẻ, đưa vào viện nếu bé co giật trên 5 phút.


ảnh minh họa
ảnh minh họa

Theo bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo, trẻ co giật khi sốt khá phổ biến, chiếm khoảng 3% ở trẻ khỏe mạnh từ 6-60 tháng tuổi. Đa số bé sốt co giật đơn giản với cơn co giật toàn thể dưới 15 phút, chỉ một cơn co giật trong 24 giờ. Một số trường hợp trẻ sốt co giật phức tạp, co giật khu trú, kéo dài trên 15 phút, có từ 2 cơn co giật trong 24 giờ.

Sốt co giật không làm giảm trí thông minh, không gây bất thường hành vi hoặc các rối loạn phát triển ở trẻ. Đa số sốt co giật không làm tăng nguy cơ động kinh. Nguy cơ này chỉ tăng khi lần sốt co giật đầu tiên xảy ra lúc trẻ dưới 1 tuổi, có tiền sử gia đình sốt co giật, tiền sử động kinh.

XEM VIDEO CLIP:

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn xử trí trẻ sốt co giật

Nếu sốt co giật lần đầu xảy ra khi trẻ dưới 1 tuổi, khả năng bị lần 2 là 50%. Trẻ sốt co giật khi trên 1 tuổi, khả năng bị lần 2 là 30%. Khi đã sốt co giật lần 2, khả năng bị sốt co giật lần sau nữa là 50%. Sốt co giật có thể gây nguy hiểm nếu chấn thương, hít sặc, rối loạn nhịp tim trong lúc co giật.

Bác sĩ Thảo khuyến cáo lúc ấy chữa trị không cần tập trung vào sốt. Khi trẻ co giật, không cần cho hạ sốt ngay. Nhiều phụ huynh thường thấy trẻ giật, gồng cứng nên hoảng loạn dẫn đến xử trí sai lầm. Tuyệt đối không giữ chặt trẻ, không vì sợ bé cắn lưỡi mà đưa đồ vật, ngón tay vào miệng trẻ... dẫn đến nguy cơ chấn thương, hít sặc. 

Cần bình tĩnh xử trí như một cơn co giật đơn thuần. Đặt trẻ nằm nghiêng lên một mặt phẳng an toàn và quan sát, theo dõi cơn co giật. Nếu co giật dưới 5 phút, cần ổn định trẻ sau cơn co giật và cho trẻ đến bác sĩ sau đó. Nếu co giật trên 5 phút, đưa trẻ vào bệnh viện ngay.

Related Posts:

  • 9 lợi ích bất ngờ của trà nghệCủ nghệ là một loại gia vị phổ biến có nguồn gốc ở Đông Nam Á và thuộc họ gừng. Nó được sử dụng như là một phương thuốc thảo dược trong hàng ngàn năm qua, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. ảnh minh họa Curcumin trong củ ngh… Read More
  • Cảnh báo nguy cơ tử vong khi nhiễm tụ cầu vàngVi khuẩn tụ cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng có thể gây chết người nếu vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể, vào máu, khớp, xương, phổi hoặc tim. ảnh minh họa … Read More
  • Ăn bánh bị nấm mốc, nguy hại cỡ nào?Một số loại bánh khi bị nấm mốc, người dùng không cẩn thận ăn phải có thể gây hại gan, ảnh hưởng đến tiêu hóa. ảnh minh họa Với sự bận rộn như hiện nay, thông thường nhiều người hay mua một số loại bánh như bánh mì, bánh nướ… Read More
  • Tác dụng của nước chanh và vỏ chanhUống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức. ảnh minh họa Cải thiện hệ tiêu hóa Khi hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả, bạn sẽ thấy uể … Read More
  • Cha mẹ ly hôn và nỗi đau con trẻNhỏ bạn thân chơi chung với tôi cũng khá lâu, bố mẹ nó ly hôn những năm nó chưa đầy chục tuổi. Nó sống với mẹ, nhưng thỉnh thoảng cũng được về nhà thăm bố. Bố mẹ chia tay, rồi ai cũng tìm được hạnh ph… Read More